| Hotline: 0983.970.780

Rừng êm, dân ấm

Thứ Năm 22/01/2015 , 09:43 (GMT+7)

Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), đến nay tỉnh Quảng Nam đã rà soát hết diện tích và chi trả cho người dân. 

Cũng vì thế mà rừng được giữ, người dân có nguồn thu nhập và tận thu lâm sản phụ.

Sau hơn 3 năm thành lập đi vào hoạt động, Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng tỉnh Quảng Nam (BV&PTR) đã triển khai thực hiện được nhiều nội dung, chương trình công tác, đạt những kết quả khả quan.

Đến nay, lập được 12 đề án DVMTR tại các lưu vực thủy điện đã cơ bản hoàn thành việc xác định diện tích rừng có cung ứng DVMTR với diện tích 295.014/410.823 ha, chiếm 72% rừng tự nhiên toàn tỉnh. Quỹ BV&PTR đã giao khoán rừng cho 1.073 nhóm với 19.754 hộ thực hiện việc QL&BVR và hưởng lợi từ tiền DVMTR.

Hầu hết diện tích rừng được trả tiền DVMTR đều thuộc các Ban quản lý rừng và một phần nhỏ do các Hạt Kiểm lâm tổ chức thực hiện việc quản lý rừng và chi trả tiền DVMTR nên rất thuận lợi cho việc quản lý, điều hành. Riêng 12 đề án chi trả DVMTR với diện tích 295.014 ha.

Trong đó, năm 2013 lập 7 đề án tại các lưu vực thủy điện: Phú Ninh, Sông Côn 2, An Điềm I - An Điềm 2, Sông Tranh 2 - Trà Linh 3 - Tà Vi, ĐăK Mi 4, A Vương - Za Hung, Khe Diên, đã xác định được diện tích rừng tự nhiên có cung ứng DVMTR: 201.565 ha.

Và năm 2014 lập 5 đề án tại các lưu vực thủy điện: Đại Đồng, Sông Cùng, Trà My 1 - Trà My 2, Bắc Sông Bung, Nam Sông Bung, đã xác định được diện tích rừng tự nhiên có cung ứng DVMTR với diện tích 93.448 ha.

13-44-50_nh-3
Lực lượng kiểm lâm cùng người dân phân chia khu vực quản lý, bảo vệ rừng

Đến nay, Quỹ BV&PTR Quảng Nam đã tổ chức đàm phán và ký kết hợp đồng được 18/18 đơn vị, gồm: Thuỷ điện Đăk Mi 4, Đại Đồng, An Điềm II, AVương, An Điềm, Phú Ninh, Khe Diên, Sông Côn 2, Sông Tranh 2, Trà Linh 3, Trà My 1 - Trà My 2, Sông Bung 5, Sông Bung 6, Sông Bung 4A, Sông Cùng, Za Hung, Tà Vi, Thuỷ điện Duy Sơn II (Nhà máy thuỷ điện Đăk Mi 4 có lưu vực thuộc 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, do Quỹ BV&PTR Việt Nam ký kết hợp đồng).

Về thực hiện chi trả, Quỹ BV&PTR đã kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy của quỹ với đầy đủ các thành phần theo quy định. Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách và nâng cao năng lực, Quỹ đã triển khai công tác tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh với các công việc.

Cụ thể phối hợp với UBND các huyện đã tổ chức hội nghị tập huấn nhằm triển khai tuyên truyền, tập huấn tại 10 huyện có thực hiện chính sách chi trả DVMTR, gồm: Núi Thành, Phú Ninh, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Nông Sơn, Đại Lộc, Đông Giang, Nam Giang và Tây Giang.

Ngoài ra tổ chức được 3 lớp tập huấn cho cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của các Ban quản lý rừng, các Hạt Kiểm lâm liên quan về thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

Nói về quá trình thực hiện, ông Huỳnh Đức, GĐ Quỹ BV&PTR Quảng Nam cho rằng, quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, tồn tại như chính sách chi trả tiền DVMTR là chính sách mới lần đầu thực hiện ở Việt Nam, cho nên trong quá trình triển khai thực hiện vừa học, vừa làm, vừa làm vừa hoàn chỉnh, bổ sung.

Khối lượng công việc ban đầu lớn, yêu cầu thời gian gấp rút trong công tác lập hồ sơ giao khoán rừng để chi trả tiền DVMTR, nên có một số ít trường hợp giao khoán rừng cho dân quản lý, bảo vệ chưa hợp lý về diện tích cũng như địa điểm.

Đặc biệt trong công tác rà soát diện tích rừng có cung ứng DVMTTR có một vài nơi chưa phản ánh đúng thực tế. Các nội dung trên cần rà soát bổ sung trong thời gian sớm nhất để công tác bảo vệ rừng và chi trả tiền DVMTR đảm bảo theo quy định.

Theo ông Đức, hầu hết diện tích rừng có cung ứng DVMTR tại Quảng Nam là rừng tự nhiên, lâu nay chưa giao khoán rừng cho dân quản lý bảo vệ, cho nên chưa có cơ sở chi trả tiền DVMTR theo quy định.

Đặc biệt đơn giá chi trả bình quân 1 ha rừng có sự chênh lệch khá lớn giữa các lưu vực thủy điện trên địa bàn tỉnh (nơi cao nhất là lưu vực thuỷ điện A Vương là 353.000 đ/ha/năm, nơi thấp nhất là lưu vực thuỷ điện Sông Cùng là 12.000 đ/ha/năm) làm cho người giữ rừng có tư tưởng so bì, ảnh hưởng đến công tác QL&BVR và hưởng lợi từ chính sách.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm