| Hotline: 0983.970.780

Rùng minh với chất lượng của những quán ăn bình dân giá siêu rẻ

Thứ Tư 22/06/2016 , 07:15 (GMT+7)

Tôi dám chắc rằng, nếu ai đó đã từng chứng kiến đầu vào của các loại thực phẩm mà các quán cơm bụi mua về, cũng như cung cách chế biến thì người đó sẽ không bao giờ dám ăn cơm quán, nhất là các quán cơm bình dân giá siêu rẻ.

Ngày 14/6 mới đây, hình ảnh con cá chiên có nhung nhúc dòi trong phần cơm mà một sinh viên của Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM mua tại căng tin nhà B3 thuộc ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM, được quay clip và đưa lên nhóm Facebook "Hội những người ở ký túc xá khu B".

Ngay lập tức nó đã làm không chỉ sinh viên sống và từng ăn cơm trong khu căng tin nhà B3 ký túc xá rùng mình kinh hãi, mà còn khiến tất cả những ai hàng ngày vẫn ăn cơm tại các quán cơm bình dân, giá rẻ đều khiếp sợ.

Thực ra thì chất lượng đồ ăn tại các căng tin của nhiều trường đại học nói riêng và các quán cơm bình dân bán giá rẻ nói chung vẫn luôn bị coi là "có vấn đề", bởi không ít người vẫn luôn tự hỏi rằng, người ta có thể kinh doanh làm sao mà lãi khi bán một đĩa cơm chỉ có giá 10-12.000 đồng, trong khi giá thực phẩm không rẻ.

Có người còn lý giải rằng, nếu tự đi mua thực phẩm về nấu thì cũng không bao giờ có thể chế biến ra một suất ăn rẻ đến như vậy. Thế thì nguyên cớ sao mà những người bán cơm lại có thể bán rẻ như cho, trong khi chuyện kinh doanh của họ vẫn suôn sẻ và họ vẫn sống khỏe (?!).

Vâng, thực ra thì chuyện quá đơn giản, quá dễ hiểu khi tôi từng chứng kiến một người bà con mở quán cơm bụi trên địa bàn quận Thủ Đức, TPHCM từ gần 5 năm nay.

Theo như tôi biết tất tần tật các loại thực phẩm, rau, thậm chí là các loại gia vị dùng để nấu nướng, chẳng riêng gì nhà người bà con của tôi, mà mọi quán cơm khác đều mua với giá rẻ nhất có thể.

Người ta từng bảo "của rẻ là của ôi", quả là quá đúng trong trường hợp ở những quán cơm bụi, khi mà chủ quán thường mua thịt lợn loại cuối ngày đã ôi thiu đến bốc mùi, và khi đó giá chỉ còn khoảng một nửa so với giá ban sáng, lúc vừa mổ ra.

Với cá đồng thì họ cũng chọn loại cá chết, cá ươn, thậm chí là cá đã chết từ lâu, miễn sao giá càng rẻ càng tốt. Cá biển cũng vậy, có khi những con cá biển được ướp urê độc hại và phần thịt đã nhũn, có mùi do để quá lâu, thậm chí có ròi bọ như phần cá chiên mà sinh viên nọ mua phải, luôn được các chủ quán cơm lựa chọn!

Những loại rau quả mà các quán cơm thường chế biến để bán cho thượng khách cũng luôn thuộc hàng mà người bán sắp vứt ra sọt rác, nghĩa là nó úa vàng, héo rũ... Thử hỏi với nguồn thực phẩm, rau xanh như vậy thì làm sao mà đồ ăn khi chế biến còn ngon, còn chất lượng được nữa.

Chính vì mua thực phẩm với giá siêu rẻ, kém chất lượng như vậy nên khi bán một đĩa cơm có 10-12.000 đồng, các chủ quán vẫn lời từ 3- 5.000 đồng/đĩa là chuyện bình thường và có thật. Chỉ làm một cách tính đơn giản, khi một quán cơm mỗi ngày bán 400 suất ăn, mỗi suất lời 4.000 đồng, thì vị chi số lời cả buổi sẽ vào khoảng 1.600.000 đồng, và đó là lý do họ vẫn sống khỏe!

Chất lượng thực phẩm kém, cộng với quay trình chế biến luôn luôn không đảm bảo vệ sinh vì chủ quán thường tiết kiệm nước rửa, vì vậy dẫn tới suất ăn không đảm bảo về cả chất lượng và vệ sinh là điều khó tránh khỏi.

Tôi dám chắc rằng, nếu ai đó đã từng chứng kiến đầu vào của các loại thực phẩm mà các quán cơm bụi mua về, cũng như cung cách chế biến thì người đó sẽ không bao giờ dám ăn cơm quán, nhất là các quán cơm bình dân giá siêu rẻ.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.