| Hotline: 0983.970.780

Rừng Nhà nước vào tay ai?

Thứ Ba 13/07/2010 , 09:44 (GMT+7)

Ngoài việc nhân dân trồng mới, tại Cty Lâm nghiệp Anh Sơn còn có hàng ngàn ha rừng cũng đã được giao hoặc liên kết với các thành phần kinh tế khác để khoanh nuôi bảo vệ rừng.

Rừng mỡ (vàng tâm) giống gốc tại đội 1, Cty Lâm nghiệp Anh Sơn

Ngoài việc nhân dân trồng mới, tại Cty Lâm nghiệp Anh Sơn còn có hàng ngàn ha rừng cũng đã được giao hoặc liên kết với các thành phần kinh tế khác để khoanh nuôi bảo vệ rừng.

>> Nghệ An: Rừng hay cao su?

Đây là những vùng rừng giàu, trữ lượng gỗ lớn. Tài nguyên vô cùng đa dạng; có những khu rừng mỡ (vàng tâm – gỗ quý nhóm IV) hàng chục năm tuổi đã được Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đầu tư giữ làm giống gốc. Tiếc thay, tất cả đều quy hoạch vào vùng trồng cao su.

Ông Nguyễn Ngọc Đồng, GĐ Cty TNHH Lý Đồng, DN liên kết với Cty Lâm nghiệp Anh Sơn nhận bảo vệ lâu dài 250 ha rừng, cho biết: DN chúng tôi nhận liên kết bảo vệ rừng từ tháng 1/2008, thời hạn được giao đến 2043. Từ khi được giao rừng, chúng tôi đã đầu tư trên 4 tỷ đồng để đắp đập bảo vệ môi trường và phòng chống cháy rừng; làm đường, xây dựng nhà ở công nhân trông coi rừng…Đây là vùng rừng giàu, trữ lượng gỗ hàng trăm m3/ha, lại giáp biên giới Việt- Lào, nếu phá rừng trồng cao su, chúng tôi thiệt một, nhà nước, xã hội thiệt ngàn lần khi xét về lợi ích môi trường rừng đầu nguồn này đem lại.

Một khúc mắc khác. Các công ty lâm nghiệp của tỉnh Nghệ An trong đó có Cty Lâm nghiệp Anh Sơn đang thực hiện việc chuyển đổi thành Cty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Thế nhưng đất đai tài sản của DNNN này tỉnh lại thu hồi giao cho một Cty cổ phần là Cty CP Đầu tư Phát triển Cao su Nghệ An (RUBENA). Được biết Cty RUBENA được Sở KH- ĐT Nghệ An cấp phép hoạt động ngày 31/7/2007, vốn điều lệ 150 tỷ đồng, trong đó vốn của Cty CP Phát triển đô thị và Khu công nghiệp cao su Việt Nam chiếm 51% (gọi tắt là Cty VINARUCO, có trụ sở tại 165 Bạch Đằng, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương).

Cty VINARUCO chỉ là một công ty liên kết của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Vốn của Cty VINARUCO là 450 tỷ đồng bao gồm 12 cổ đông là tổ chức và trên 500 cổ đông cá nhân. Chính vì vậy, UBND tỉnh Nghệ An cần cân nhắc khi giao tài sản và phần vốn + đất đai của Nhà nước cho Cty CP Đầu tư Phát triển Cao su Nghệ An, liệu việc bàn giao này có tuân thủ quy trình, thủ tục cổ phần hóa các công ty lâm nghiệp theo chủ trương của Chính phủ?

Qua những tình tiết trên, chúng tôi thấy tập thể các hộ được giao đất lâm nghiệp lâu dài thuộc Cty Lâm nghiệp Anh Sơn đã có lý khi họ kiến nghị như sau:

1. Chuyển Cty Lâm nghiệp Anh Sơn thành Cty TNHH MTV theo chủ trương của Chính phủ; UBND tỉnh giữ nguyên bìa đỏ đất đai và nên để Cty 100% vốn Nhà nước quản lý.

2. Phải cho trồng thử nghiệm cây cao su tại Anh Sơn trên diện tích chưa giao cho các hộ dân, nếu thử nghiệm không thành công thì để Cty Lâm nghiệp Anh Sơn tiếp tục trồng keo lai, bồ đề, là các loại cây lâm nghiệp có lợi ích kinh tế đã được kiểm chứng.

3. Nếu trồng thử nghiệm cao su cho kết quả tốt, tỉnh giao Cty Lâm nghiệp Anh Sơn ký hợp đồng liên doanh trồng cao su với Cty CP Đầu tư Phát triển Cao su Nghệ An theo hình thức như ở tỉnh Hà Tĩnh và nhiều địa phương đã làm, đó là: Công ty cao su bỏ vốn, kỹ thuật, Cty Lâm nghiệp Anh Sơn, cùng các hộ dân đã nhận rừng góp vốn bằng tiền theo khả năng, quyền sử dụng đất, nhân công, bảo vệ, chăm sóc. Đến khi có sản phẩm thì hưởng theo tỷ lệ mà đôi bên thỏa thuận. Đây là quan hệ kinh tế, tự các DN ký hợp đồng với nhau, tỉnh không nên can thiệp bằng biện pháp hành chính.

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc bàn giao đất tại Cty Lâm nghiệp Anh Sơn

Ngày 16/6/2010, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 1027/TTg – ĐMDN về việc sắp xếp, đổi mới công ty nông - lâm nghiệp thuộc UBND tỉnh Nghệ An, do Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký, nội dung:

- Đồng ý chuyển các công ty: Nông nghiệp An Ngãi, Nông nghiệp Sông Con, Nông nghiệp Xuân Thành, Nông công nghiệp 3/2, Cây ăn quả Nghệ An, Đầu tư PT chè Nghệ An, Đầu tư SX và XNK cà phê - cao su Nghệ An, Lâm nghiệp Quỳnh Lưu, Lâm nghiệp Tương Dương, Lâm nghiệp Con Cuông, Lâm – Nông nghiệp Sông Hiếu và Lâm nghiệp Đô Lương thành các Cty TNHH MTV do UBND tỉnh Nghệ An làm đại diện chủ sở hữu. UBND tỉnh Nghệ An quyết định việc chuyển đổi này theo đúng quy định hiện hành trước ngày 1/7/2010.

- Giao Bộ NN - PTNT khẩn trương kiểm tra việc bàn giao đất tại các công ty: Rau quả 19/5, Lâm nghiệp Yên Thành và Lâm nghiệp Anh Sơn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7/2010.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm