| Hotline: 0983.970.780

Rừng vừa trồng đã chết

Thứ Năm 02/08/2012 , 13:52 (GMT+7)

Giữa tháng 7 vừa qua, PV tiến hành khảo sát rừng trồng sao đen thấy rất nhiều cây đã chết trụi.

BQL Dự án trồng rừng huyện Phú Ninh (Quảng Nam) giao khoán cho UBND xã Tam Lộc triển khai trồng 50 ha rừng phòng hộ tại khoảnh 1 và 2 thuộc tiểu khu 578 ở đầu nguồn đập Ma Phan. Ngày 20/2/2012, ông Nguyễn Hơn, Phó chủ tịch UBND xã Tam Lộc ký hợp đồng với đại diện 9 nhóm hộ dân trên địa bàn thôn 5 để thực hiện trồng toàn bộ 50 ha cây sao đen với mật độ 1.333 cây/ha.

Ngày 27/3/2012, BQLDA trồng rừng huyện Phú Ninh cùng xã Tam Lộc tiến hành kiểm tra 50 ha rừng vừa trồng. Trong biên bản kiểm tra lập lúc 17h cùng ngày, hai bên thống nhất tỷ lệ cây sống đạt 90% (!).

Giữa tháng 7 vừa qua, PV tiến hành khảo sát rừng trồng sao đen thấy rất nhiều cây đã chết trụi. Ông Lê Hoa ở thôn 5 lắc đầu: “Trong tổng số 6,5 ha rừng thuộc lô số 6 mà gia đình tôi và 8 hộ dân khác nhận khoán trồng, đến thời điểm này đã có 60% diện tích bị chết héo. Đất đồi trọc ở đây không có nước tưới, từ lúc đưa cây xuống hố đến nay liên tục nắng nóng, cây sống sao nổi?”.

Cách đó không xa, ông Trần Ngọc Mai cùng thôn cũng đang xót dạ thở dài: “Bà con nông dân tụi tôi thường trồng rừng vào mùa mưa, từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 11 DL, cây rất dễ sống. Còn dự án ni, không biết răng mà mấy ông lại giao khoán trồng đầu tháng 3 vừa rồi. Hơn 4 tháng nay, trời nắng như thiêu như đốt, cây không chết mới là chuyện lạ”.

Theo ông Nguyễn Hơn, sở dĩ việc triển khai dự án trồng 50 ha rừng phòng hộ thực hiện tréo ngoe là do các thủ tục liên quan bị trục trặc và vốn rót về quá chậm. Do nắng hạn gay gắt, diện tích sao đen mới trồng đã chết với tỷ lệ rất cao, có lô lên đến 50-60%, một phần do các hộ nhận khoán thực hiện không đúng kỹ thuật, nhất là trồng quá cạn, thậm chí một số vị trí không xé túi bầu (!).

Tuy nhiên, cần nói thêm cho rõ, theo hợp đồng mà đại diện chính quyền địa phương ký với các nhóm hộ tham gia trồng rừng thì bên A (UBND xã Tam Lộc) chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật cho bên B (nhóm hộ dân). Đồng thời, phối hợp với BQL trồng rừng huyện Phú Ninh giám sát, kiểm tra, nghiệm thu và chỉ đạo hiện trường. Vậy không hiểu nhiệm vụ của UBND xã Tam Lộc trong khâu hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thế nào? Việc kiểm tra, giám sát, chỉ đạo hiện trường thực hiện đến đâu?

Theo hợp đồng đã ký kết thì trồng 1 ha rừng phòng hộ, nhóm hộ tham gia thực hiện sẽ được xã chi trả 5 triệu đồng. Cụ thể, xã sẽ tạo điều kiện cho nhóm hộ tạm ứng 30% kinh phí (lần 1) để trả công lao động. Tạm ứng 40% (lần 2) sau khi xử lý xong thực bì, tiến hành đào hố, trồng cây. Còn lại 30% sẽ được thanh toán vào tháng 3/2012. Tuy nhiên, đến nay 9 nhóm hộ dân vẫn chưa nhận đủ tiền.

Ông Lê Hoa cho biết, gia đình ông và 8 hộ khác nhận trồng tổng cộng 6,5 ha rừng. Theo hợp đồng, tổng số tiền nhóm hộ của ông Hoa được thanh toán 32,5 triệu đồng. Vậy nhưng, đến giữa tháng 7/2012 mới chỉ nhận được 15 triệu. Ông Nguyễn Hơn cho rằng, tỷ lệ cây chết quá nhiều nên phải chờ BQLDA kiểm tra lại, sau đó mới giải quyết được.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Đề nghị xử lý hình sự đối tượng cố tình đánh bắt cá ở vùng biển nước ngoài

Chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Bà Rịa - Vũng Tàu góp phần cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' của EC.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất