| Hotline: 0983.970.780

Ruộng đồng bỏ hoang do hạn

Thứ Ba 09/06/2015 , 09:57 (GMT+7)

Theo ông Nguyễn Văn Hoa, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Nghệ An, hiện mực nước trên các sông, hồ chứa đều xuống thấp hơn so với năm ngoái. 

NNVN đã liên tiếp phản ánh tình hình nắng hạn kéo dài tại Nghệ An, ảnh hưởng đến SX và sinh hoạt của người dân. Hiện sông suối, hồ đập ở xứ Nghệ đã cạn kiệt khiến hàng ngàn ha đất trồng lúa bị bỏ hoang.

Đứng bên cánh đồng bạc phếch, anh Nguyễn Văn Thanh ở xóm 2, xã Mã Thành (huyện Yên Thành) buồn bã: "Vào thời điểm này năm trước, lúa hè thu đã lên xanh. Nhưng bây giờ khô khốc như rang, không một giọt nước. Nhà tôi làm 1 mẫu ruộng, nhưng không thể xuống giống được. Nhìn đất bỏ hoang vì hạn mà tiếc đứt ruột”.

Không chỉ anh Thanh mà hàng trăm hộ dân khác ở xã Mã Thành cũng đang lao đao vì không có nước. Những nơi may mắn có chút nước thì lúa non, mạ non đang đứng trước nguy cơ bị chết yểu do nắng hạn khốc liệt. Ông Bùi Trọng Long, Chủ tịch UBND xã Mã Thành than thở: "Toàn xã có hàng trăm ha đất trồng lúa không có nước để gieo cấy, nếu trời không mưa sẽ rất nguy khốn”.

Ông Nguyễn Văn Dương, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Yên Thành cho biết, toàn huyện có 2.500 ha đất trồng lúa ở các xã phía tây bắc bị hạn rất nặng. Huyện đã huy động lực lượng chống hạn nhưng do nắng nóng kéo dài, mực nước các hồ đập đã xuống thấp nên công việc điều tiết, dồn ép nước rất khó khăn".

Huyện Quỳnh Lưu có hệ thống sông nông giang khá tốt, nhưng cũng đang trong tình trạng báo động. Nhiều cánh đồng nứt nẻ chân chim, cây lúa xác xơ như cỏ may. Ông Nguyễn Văng Giang ở xã Quỳnh Lâm than thở: " Hạn nặng thế này cây trồng chết dần chết mòn, bà con lại phải đối mặt với thiếu đói".

Theo khảo sát của chúng tôi, hầu hết các xã ở Quỳnh Lưu đều bị hạn, hàng ngàn ao, giếng bị cạn trơ đáy. Cuộc sống của người dân cũng bị đảo lộn vì thiếu nước sinh hoạt.

Ông Nguyễn Xuân Dinh, Trưởng phòng Nông nghiệp Quỳnh Lưu cho biết, toàn huyện có 7.500 ha lúa nhưng do thiếu nước nên hiện mới chỉ gieo trồng được trên 20%. Mấy ngày qua, các địa phương đã tích cực ra quân bơm nước chống hạn.

Ông Lê Văn Cường, PGĐ Cty Thủy lợi Bắc Nghệ An cho biết, trước tình hình nắng hạn khốc liệt trên địa bàn, Cty đã lên phương án xây dựng lịch tưới ở các hệ thống thủy lợi và hồ chứa, đồng thời huy động 370 công nhân thường trực thực hiện lịch phân phối, dồn ép nước trên toàn hệ thống. Huy động trạm bơm của Cty quản lý và trạm bơm dã chiến ở địa phương để bơm nước ở các kênh rạch, hỗ trợ tưới.

Phương án tiếp theo là rải lực lượng canh đập Đô Lương để bảo đảm mực nước và lưu lượng. Chỉ đạo các cống tiêu bảo đảm đúng quy định để tiết kiệm nước... Cty đã cố hết sức để chống hạn nhưng do nắng nóng kéo dài, các hồ đập chỉ còn 20 - 25/% dung tích thiết kế. Vụ hè thu bà con gieo cấy, làm đất đồng loạt nên không thể cấp đủ nước.

Theo ông Nguyễn Văn Hoa, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Nghệ An, hiện mực nước trên các sông, hồ chứa đều xuống thấp hơn so với năm ngoái. Riêng hệ thống Nam mực nước chỉ đạt 0,2m/thiết kế là 1,15m. Chi cục đã đề xuất tỉnh yêu cầu thủy điện Khe Bố, Bản Vẽ tăng cường xả nước chống hạn.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất