| Hotline: 0983.970.780

Rượu bổ không thể uống đại trà

Thứ Tư 26/06/2013 , 10:07 (GMT+7)

Mỗi loại rượu bổ đều có tác dụng trị liệu nhất định. Bởi vậy cần có phương pháp uống khác nhau.

Mỗi loại rượu bổ đều có tác dụng trị liệu nhất định. Bởi vậy cần có phương pháp uống khác nhau.

Nếu như chúng ta không nắm được vấn đề này thì sẽ không biết cách sử dụng sao cho thích hợp, dẫn đến hiệu quả trị liệu kém mà còn phản tác dụng hoặc gây nên sự cố đáng tiếc khi dùng nó.

 * Rượu bổ có tác dụng như thế nào?

Rượu bổ là một loại thuốc có tác dụng bồi bổ, trị liệu nhiều bệnh tật khác nhau được bào chế dưới dạng ngâm lạnh hay ngâm nóng hoặc sắc mà dung môi hoà tan thuốc là rượu.

Ngoài ra còn phương pháp ủ men rượu. Tuỳ theo yêu cầu chữa trị từng bệnh mà trong cách bào chế thuốc dạng rượu có sử dụng các loại rượu có độ cồn khác nhau.

Theo đông y, thuốc dạng rượu ngoài việc sử dụng làm dung môi hoà tan các vị thuốc, nó còn có tác dụng làm chức năng dẫn thuốc đi khắp cơ thể. Bởi vậy phạm vi sử dụng rượu bổ để bồi bổ cơ thể là tương đối rộng rãi, vì vừa chữa được bệnh, lại vừa phòng bệnh.

 Ngoài ra còn là thuốc phụ trợ cho những người bệnh sau ốm sức khoẻ chưa hồi phục có thể sử dụng các loại rượu thuốc như: Rượu nhung hươu, rượu hải mã vừa tác dụng chữa trị và phòng ngừa liệt dương hay chứng tiểu tiện nhiều lần ở những người cao tuổi.

Rượu cẩu kỷ tử, rượu nhân sâm, rượu long nhãn..., được dùng để chống lão suy sớm...

* Khi nào thì không dùng rượu bổ?

Tuy nhiên, rượu bổ không phải là loại thuốc uống đại trà, nhiều khi vui bạn bè mọi người đem cả bình rượu thuốc ngâm đủ loại không theo một cách thức nào và chén chú chén anh cứ "zô", rồi nốc hết cốc này sang cốc khác.

Cứ liên tục vui như thế mãi mà không cần liều lượng gì, cũng không cần biết đến hậu quả khôn lường sau những cuộc đọ chén đó. Cái hay gặp nhất là say bí tỷ, ngộ độc rượu gây tổn hại đến tim, gan, thần kinh có khi dẫn đến tử vong... Do vậy khi dùng rượu thuốc cần chú ý:

1/ Không dùng kèm với thuốc tân dược như Atrax, Perphenazine, Wintermin... và thuốc đông dược như bột sắn dây (cát hoa)... Nếu như cần thiết phải sử dụng thì phải dừng không uống rượu thuốc ít nhất là 24 tiếng mới được uống các loại thuốc kia để tránh tác dụng phụ xảy ra.

2/ Những người không được sử dụng rượu thuốc như mắc bệnh viêm gan, xơ gan, viêm dạ dày, viêm thận mạn, viêm ruột kết mạn, lao phổi, suy tim..., vì nếu cứ uống sẽ làm cho bệnh nặng thêm.

3/ Đối với trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai, hay đang khi đói bụng hoặc người bị dị ứng với rượu đều không sử dụng rượu bổ.

*Uống rượu bổ như thế nào?

Để đạt hiệu quả cao khi sử dụng các loại rượu bổ, lại tránh được những tai biến đáng tiếc xảy ra chỉ vì không hiểu biết, người dùng cần nắm chắc 5 điểm sau:

1/ Chú ý thời gian uống: Thời gian uống rượu bổ có liên quan mật thiết với nơi có thể gây ra bất lợi cho người sử dụng như người có ổ bệnh ở tim hay dạ dày cần uống rượu thuốc vào sau khi ăn cơm từ 15 – 30 phút. Nếu ổ bệnh ở dưới vùng bụng lại cần uống rượu bổ trước bữa ăn từ 10 – 60 phút.

Nhưng đối với loại rượu bổ có tác dụng cường thân lại cần uống trong bữa ăn. Còn loại rượu bổ có tác dụng bổ thận, sung tinh cần uống vào buổi tối, trước lúc đi ngủ 15 – 30 phút.

2/ Để bảo vệ gan: Nếu sử dụng rượu bổ trong thời gian dài, mỗi lần uống cần cho vào chút mật ong nhằm không gây tổn hại tế bào gan.

3/ Cần chú ý liều uống rượu vì có loại rượu khi uống đúng liều thì có tác dụng bồi bổ cơ thể làm tăng trương lực cơ, kích thích ăn uống, nhưng khi uống quá liều sẽ gây ngộ độc như rượu mã tiền chẳng hạn...

 Do đó, rượu thuốc không thể uống như rượu ta vẫn uống thường ngày mà còn phải căn cứ vào tình trạng cơ thể của từng người bệnh và tính chất của thuốc trong rượu mà quyết định liều lượng uống cho thích hợp. Trung bình mỗi ngày chỉ nên uống từ 10 – 30g.

Tuy vậy, cũng cần lưu ý với người tửu lượng kém có thể uống ít hơn liều trung bình này, ngược lại người có tửu lượng cao cũng có thể uống tăng thêm chút ít so với liều trung bình.

4/ Cần lưu ý cách sử dụng để làm tăng hiệu quả, đó là cần uống rượu được hâm ấm thì tốt vì sẽ phát huy hiệu quả và dẫn thuốc. Nếu là uống rượu thuốc lúc ăn cơm cần phải uống từ từ, vừa uống rượu vừa nhấm nháp thức ăn.

5/ Lưu ý khi uống loại rượu thuốc nào cần phải dùng sao cho đúng chứng bệnh, ví dụ người cần bổ khí thì dùng rượu nhân sâm, rượu bạch truật, rượu sâm kỳ, rượu tam thánh..., người cần bổ huyết thì phải dùng rượu đương quy, rượu tiết hươu, rượu cự thắng, rượu thập toàn đại bổ... 

Những người thường sợ nóng nên chọn loại bổ dưỡng âm như rượu hoa cúc, rượu cẩu kỷ tử, rượu song sâm, rượu đen tóc ích thọ... Người thường sợ lạnh nên chọn loại rượu bổ ôn dương như rượu hải mã, rượu nhung hươu, rượu sâm tắc kè, rượu trợ dương ích thọ...

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm