| Hotline: 0983.970.780

Rút ruột Sông Gianh

Thứ Ba 25/05/2010 , 10:08 (GMT+7)

Tình trạng khai thác cát, sạn trái phép trên sông Gianh đoạn qua địa bàn huyện Tuyên Hóa ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Các đò hút cát, sạn mặc sức tung hoành
Tình trạng khai thác cát, sạn trái phép trên sông Gianh đoạn qua địa bàn huyện Tuyên Hóa ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lưu thông dòng chảy và môi sinh môi trường.

Khai thác thoải mái

Từ sáng tinh mơ, chúng tôi đã thấy những chiếc thuyền hút cát, sạn hoạt động, chỉ cách công trình cầu Châu Hóa vài trăm mét về phía thượng nguồn. Thấy chúng tôi quan tâm đến việc thuyền khia thác cát ở dòng sông, một bác nông dân đang hái rau gần đó dừng tay, tỏ vẻ bức xúc: “Trước đây họ chỉ khai thác ban đêm. Bây giờ, ngay giữa thanh thiên bạch nhật, họ cứ mặc sức hút cát, sạn. Vậy mà chẳng thấy chính quyền xã hay huyện xử lý”. Đứng trên cầu Châu Hóa, phóng tầm mắt về phía hạ lưu sông Gianh, chúng tôi đếm được có đến 4 - 5 thuyền máy đang hút cát, sạn. Dọc theo lòng sông, xuôi về phía xã Châu Hóa, Văn Hóa hiển hiện những cồn cát nham nhở.

Ông Cao Văn Trúc, Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Hóa cho biết sông Gianh đoạn chảy qua địa bàn xã có chiều dài khoảng 7 cây số. Hầu hết địa hình các thôn nằm dọc theo sông đều bị sạt lở nghiêm trọng. Bình quân hàng năm, sông Gianh “ăn” mất khoảng từ 3 đến 5 mét đất của xã. Cá biệt có những đoạn bờ sông sạt lở sâu từ 7 đến 10 mét, tạo thành những vực thẳm hết sức nguy hiểm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng sợ này là do người dân khai thác cát, sạn vô tội vạ. Họ sẵn sàng đối phó bằng mọi cách khi chính quyền địa phương có động thái kiểm tra, xử lý.

Quản lý lúng túng

Chủ tịch UBND xã Châu Hóa Trương Thanh Lam cho biết: Toàn xã hiện có khoảng 6 đò máy hút cát, sạn, chủ yếu của người dân thôn Thanh Châu. Không có một điểm nào được cấp phép khai thác cát, sạn trên sông Gianh đoạn qua địa bàn. Xã Châu Hóa cũng là địa phương gánh chịu hậu quả nghiêm trọng nhất do sạt lở đất dọc bờ sông Gianh của huyện Tuyên Hóa. Bởi vậy, Nhà nước đã đầu tư xây dựng gần 3 km kè chống xói lở ở các thôn Lâm Lang, Lạc Sơn và Kinh Châu.

Tuy nhiên, nhiều đoạn kè đã xuống cấp do tình trạng khai thác cát, sạn bừa bãi của người dân. Trước đây, chính quyền địa phương đã thành lập Đội quản lý khai thác tài nguyên gồm 5 thành viên do Trưởng Công an xã làm đội trưởng có nhiệm vụ thường xuyên tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi khai thác cát, sạn trái phép trên sông Gianh. Tuy nhiên, tổ chức này nhanh chóng phải giải tán do hoạt động không hiệu quả. Lý do duy nhất mà ông Chủ tịch xã đưa ra là: Họ không thể xử phạt vì chủ thuyền khai thác hầu hết là... người quen.

Trước thực trạng khai thác cát, sạn một cách vô tội vạ của người dân các xã dọc sông Gianh, UBND huyện Tuyên Hóa đã có chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động này. Chỉ thị thì rõ, nhưng việc thực thi của các địa phương cứ chùng chình, lúng túng như gà mắc tóc.

Ông Phan Hồng Kỳ, Bí thư Đảng ủy xã Tiến Hóa phân tích: “Muốn xử lý triệt để tình trạng khai thác cát, sạn bừa bãi trên sông Gianh đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của chính quyền các xã. Việc làm này phải được tiến hành thường xuyên để khi phát hiện vi phạm ở bất cứ địa bàn xã nào cũng có thể xử lý. Cũng bởi không có sự phối kết hợp cần thiết này nên từ nhiều năm qua, giống như các địa phương khác, chính quyền xã Tiến Hóa không xử lý được vụ việc khai thác cát, sạn trái phép nào”.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm