| Hotline: 0983.970.780

Sa cơ mới thấu tình làng

Thứ Năm 13/04/2017 , 08:21 (GMT+7)

Ngày trước Thanh thấy làng quê mình thật nghèo nàn và ấu trĩ, thế mà nay sau bao hoạn nạn lại chính những con người nơi đây, chính làng quê này giang tay đón cô trở về.

Thanh và Hoàng vốn sinh ra và lớn lên ở làng quê này. Họ thành vợ thành chồng rồi dựa vào ruộng vườn mà sinh sống. Cuộc sống khó khăn vất vả nên Hoàng muốn đi xuất khẩu lao động để đổi đời. Thế là Hoàng đi Hàn Quốc. May mắn là sang đó anh kiếm được công việc ổn định với mức lương khá. Sau một năm thì anh gửi tiền về cho vợ trả hết nợ. Gia đình Thanh dần dần trở nên khấm khá ở làng quê này.

Có tiền Thanh bắt đầu thay đổi từ cách ăn mặc cho đến chi tiêu. Cô cũng tỏ thái độ coi thường và không mấy thân thiết với anh em, láng diềng. Anh em họ hàng có việc cần cũng chả mấy ai vay được ít tiền của Thanh. Cô sợ những người nghèo khó kia vay rồi không có tiền mà trả.

Hoàng đi gần 10 năm thì về quê. Thanh bàn với chồng bán ngôi nhà ở quê để ra thành phố ở. Cô cho rằng sống với người dân quê nghèo khó, tằn tiện, không có tầm nhìn xa, suốt ngày quanh quẩn với ruộng nương thì không phát triển được. Cô muốn ra thành phố đề kiếm kế làm ăn, phát triển cơ nghiệp. Thấy vợ nói cũng thuận tình thế là Hoàng đồng ý.

Ra thành phố, Hoàng quyết định mở cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng. Tuy đã bắt tay vào kinh doanh nhưng Hoàng vẫn chưa thật sự chú tâm làm ăn, anh vẫn tự cho mình quyền được nghỉ ngơi sau nhiều năm vất vả. Anh thường xuyên tụ tập bạn bè bù khú mua vui. Bị rủ rê anh dần mê cờ bạc. Thanh thì mải mê với mua sắm, làm đẹp, lễ chùa… nên cũng không sát sao chuyện làm ăn của chồng. Hai anh con trai ở quê chỉ biết mỗi việc học nay cũng đã biết quần quần áo áo còn đòi sắm xe đẹp để đi chơi với bạn khỏi quê.

Công việc kinh doanh thật sự chẳng dễ dàng như Hoàng nghĩ, thất bại thua lỗ, anh càng chán càng dấn sâu vào cờ bạc. Vốn liếng làm ăn cứ thế rơi rụng hết. Thấy tiền thâm hụt quá nhanh, Thanh tìm hiểu mới biết chồng nghiện bài. Cô tìm mọi cách ngăn cản nhưng vô ích.

Tiền mặt tiêu hết, mấy miếng đất mua dự trữ cũng lần lượt ra đi. Vợ chồng thì chửi bới nhau như cơm bữa. Không khí gia đình lúc nào cũng nặng nề. Con cái chán nản càng đi chơi nhiều hơn. Anh lớn đang học đại học mà bỏ chẳng thèm học nữa. Thanh có khuyên can thế nào nó cũng không nghe.

Rồi Hoàng bỏ đi mấy hôm liền không về nhà. Đang lúc lo lắng thì Thanh nhận được điện thoại của những người cho vay nặng lãi. Họ bảo Hoàng thua bài nợ họ số tiền lớn bị họ giữ lại, muốn bảo toàn tính mạng cho chồng thì mau chóng đưa tiền đến chuộc.

Tiền Thanh nào còn được mấy đồng. Cầu cứu bạn bè ở thành phố thì ai cũng kiếm cớ từ chối. Sô tiền nợ quá lớn, Thanh phải bán căn nhà đang ở mà vẫn không đủ trả nợ. Chẳng còn cách nào khác cô đành gọi điện về quê cầu cứu anh em họ hàng - những người mà từ ngày ra thành phố cô chẳng thèm quan tâm, đi lại. Anh em ở quê biết chuyện, người ít người nhiều gộp lại cho Thanh vay được vài trăm triệu. Thanh cầm tiền mà rưng rưng nước mắt vừa biết ơn vừa ân hận về thái độ của mình ngày xưa.

Trả xong nợ hai vợ chồng cũng chẳng còn chốn dung thân ở nơi phố thị. Bác cả lại gọi vợ chồng Thanh về quê. Bác bảo sẽ cắt cho miếng đất nhỏ trong vườn để hai vợ chồng dựng tạm căn nhà nhỏ sinh sống rồi tính kế làm ăn sau. Nghe bác nói, Thanh nghẹn ngào, cuối cùng nơi cô bỏ đi, những người cô coi thường lại là nơi bình yên đón gia đình cô về sau giông bão. Giờ Thanh mới thật thật sự yêu làng quê yên bình, yêu những người dân quê bình dị nơi đây.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm