| Hotline: 0983.970.780

Sai phạm nghiêm trọng tại Nông lâm trường Nghĩa Trung

Thứ Hai 11/06/2012 , 09:48 (GMT+7)

Trong hợp đồng khai thác gỗ giữa NLT Nghĩa Trung (đại diện là giám đốc Lê Hồng Thanh) và công ty Đại Phúc Thành, thiết kế khai thác là cây đứng. Nhưng sau đó, ông Thanh lại cho nghiệm thu là cây nằm! Việc làm này của ông Thanh đã gây thất thoát 769,5 m3 gỗ (trị giá gần 1 tỷ đồng).

* Giám đốc tự tung tự tác, nông lâm trường nợ ngập đầu

Trong hợp đồng khai thác gỗ giữa Nông lâm trường (NLT) Nghĩa Trung (đại diện là giám đốc Lê Hồng Thanh) và công ty Đại Phúc Thành (theo dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt tại NLT Nghĩa Trung do UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt), thiết kế khai thác là cây đứng. Nhưng sau đó, ông Thanh lại cho nghiệm thu là cây nằm! Việc làm này của ông Thanh đã gây thất thoát 769,5 m3 gỗ (trị giá gần 1 tỷ đồng).

>> “Sếp” làm sai, “lính” nộp tiền khắc phục


NLT Nghĩa Trung, nơi xảy ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng

Bên cạnh đó, việc “làm ăn” của ông Thanh với một số doanh nghiệp khác còn gây thất thoát, nợ đọng nhiều tỉ đồng.

GIÁM ĐỐC ĂN ỐC, NHÂN VIÊN… ĐỔ VỎ

Sau khi bị cơ quan công an triệu tập để điều tra, làm rõ những vi phạm nghiêm trọng nói trên, ông giám đốc đã tìm cách “san sẻ” trách nhiệm với cấp dưới. Ngày 29/5/2012, NLT Nghĩa Trung đã tổ chức cuộc họp nhằm phê bình, kiểm điểm và qui trách nhiệm trực tiếp – gián tiếp đối với lãnh đạo và các cá nhân NLT có liên quan đến vụ thất thoát trên đồng thời đưa ra hướng khắc phục hậu quả. Tại buổi họp này, ông Thanh cho biết Tổng Giám đốc Cty cao su Sông Bé Đỗ Quốc Quýt sẽ “hỗ trợ” 200 triệu đồng cho cấp dưới khắc phục hậu quả. Số còn lại (hơn 769 triệu đồng), có 33 cán bộ, nhân viên NLT Nghĩa Trung thống nhất (?) chia nhau trả tùy theo trách nhiệm mỗi người.


Danh sách CBCNV của NLT Nghĩa Trung phải nộp tiền để khắc phục sai phạm

Ông Lê Hồng Thanh thay mặt 33 cán bộ, nhân viên có tên trong danh sách, làm “Đơn xin tạm ứng tiền” gửi lãnh đạo và Phòng kế toán – tài chính, Cty cao su Sông Bé xin tạm ứng số tiền hơn 769,5 triệu đồng để khắc phục sai phạm của lãnh đạo NLT! Trong đơn, ông Thanh viết: “NLT Nghĩa Trung trong thời gian qua đã nhận nhiệm vụ do công ty giao cho về công tác quản lý, bảo vệ rừng, thu hồi đất xâm canh lấn chiếm, khai hoang trồng mới cao su… cơ bản đã hoàn thành tốt chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ được giao (!). Song từ khi có chủ trương của UBND tỉnh cho chuyển đổi đa phần diện tích rừng nghèo kiệt sang trồng cao su, từ đó các chủ đầu tư (dự án) đồng loạt thực hiện công tác khai thác lâm sản…

Quá trình thực hiện các thủ tục kéo dài từ tháng 10/2009 đến tháng 3/2011. Trong thời gian này, BGĐ, cán bộ nghiệp vụ, lực lượng bảo vệ còn thực hiện rất nhiều công việc quan trọng khác của NLT do lãnh đạo công ty giao nên xảy ra mất cắp, thất thoát, hao hụt lâm sản, số lượng 769,5 m3 gỗ, tổng giá trị 969,5 triệu đồng. Trong việc mất cắp, hao hụt, thất thoát tài sản này có nguyên nhân khách quan và chủ quan…”.

Sau khi trình bày nguyên nhân gây thất thoát số gỗ nói trên, để khắc phục hậu quả, ông Thanh thay mặt 33 cán bộ, nhân viên NLT Nghĩa Trung xin “tạm ứng” số tiền 769 triệu đồng, trừ lương mỗi tháng của CBCNV. Lý do xin tạm ứng được ông Thanh ghi trong đơn là: “Do đa số cán bộ quản lý, nhân viên và lực lượng bảo vệ đều có hoàn cảnh khó khăn, nghèo và thu nhập thấp, không có tiền mặt để khắc phục, bồi thường và nộp ngay cho ngân sách nhà nước!”.

MỘT MŨI TÊN TRÚNG 2 ĐÍCH

Việc thất thoát 770 m3 gỗ nói trên là do ông giám đốc Thanh “đi đêm” với công ty Đại Phúc Thành, biến cây đứng thành cây nằm. Nhưng khi vụ việc vỡ lở, bị cơ quan công an “sờ gáy” thì ông Thanh lại qui trách nhiệm cho tập thể (được cụ thể hóa bằng lá đơn xin tạm ứng tiền). Lá đơn này không chỉ làm giảm đi trách nhiệm của ông trong vụ việc mà còn giúp giữ lại trong túi ông vài trăm triệu đồng mà lẽ ra ông phải giao nộp.


Số gỗ “biến” từ cây đứng thành cây nằm, gây thất thoát hơn 770 m3

Trong danh sách xin tạm ứng tiền (cũng là số tiền phải nộp để khắc phục hậu quả), giám đốc Thanh nộp 110 triệu đồng, ông Nguyễn Phúc Quyết, Phó Giám đốc, 68 triệu đồng, ông Tô Chánh Tâm, trợ lý kỹ thuật, 60 triệu đồng, Hoàng Đạt Thơ, nhân viên kỹ thuật nộp 77,5 triệu đồng. Lực lượng bảo vệ, tùy theo chức danh, phải nộp từ 20 đến 30 triệu đồng. Tuy nhiên, một số cán bộ, nhân viên phản đối việc nộp tiền này vì không liên quan. “Chúng tôi không làm sai. Nhưng nếu đồng ý đóng tiền, tức là thừa nhận mình sai, phải làm kiểm điểm và sau này phải chịu kỷ luật, chịu trách nhiệm. Tại sao chỉ có một vài cá nhân làm mà bắt mấy chục người phải chịu? Cho nên tôi không đồng ý”, một trong số những người không chịu “nghe lời” giám đốc, nói.

Điều đáng nói, trong đơn xin tạm ứng tiền khắc phục sai phạm, ông Thanh nêu có 13 cán bộ, nhân viên không liên quan đến vụ này, nhưng “tự nguyện” chung tay, hỗ trợ để khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, đa phần CBCNV đều nghèo, có thu nhập thấp, đời sống khó khăn, nhưng tự nguyện “chung tay hỗ trợ” sai phạm cho sếp với tổng số tiền 104 triệu đồng. Trong đó, ông Từ Xuân Lâm, trợ lý kế toán NLT nộp nhiều nhất (20 triệu đồng), số còn lại nộp từ 2 – 15 triệu đồng.

NỢ ĐỌNG NHIỀU TỶ ĐỒNG

Trong thời gian từ tháng 3/2010 đến tháng 6/2010, NLT Nghĩa Trung, cụ thể là giám đốc Lê Hồng Thanh đã ký hợp đồng (HĐ) khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ với các Cty TNHH: Vân Tuấn, Thành Phát, Xuân Thiên và Huy Yến với tổng số tiền hơn 6,4 tỉ đồng. Đến nay, các đơn vị trên vẫn còn nợ NLT hơn 3,1 tỉ đồng. Trong đó Cty Thành Phát còn nợ 645 triệu đồng, Xuân Thiên gần 500 triệu đồng, Vân Tuấn hơn 519 triệu đồng…

Ngày 12/5/2010, Cty TNHH Huy Yến có HĐ (số 11a) mua bán lâm sản với NLT trị giá 1,928 tỉ đồng nhưng mới trả hơn 400 triệu (nợ đọng gần 1,5 tỷ). Tuy nhiên, cũng ngày này, Huy Yến còn có HĐ số 11b về khai thác, vận chuyển lâm sản với NLT, và NLT phải thanh toán cho Huy Yến số tiền hơn 843 triệu đồng. Ngày 29/5/1012, ông Lê Hồng Thanh, giám đốc và ông Từ Xuân Lâm, phụ trách kế toán của NLT Nghĩa Trung (bên A) lập biên bản đối chiếu công nợ với Cty Huy Yến (bên B, đại diện là giám đốc Nguyễn Quý Chí Linh) dựa trên 2 HĐ 11a, 11b. Sau khi “trừ qua, sớt lại”, Cty Huy Yến còn nợ NLT Nghĩa Trung 649 triệu đồng.

Thông tin mới nhất PV NNVN có được là ông tổng giám đốc Cty cao su Sông Bé đã thay đổi ý định, không “tài trợ” 200 triệu đồng nữa mà chỉ cho mượn. Bên cạnh đó, Cty cao su Sông Bé cũng không đồng ý cho tạm ứng số tiền 769 triệu để ông Thanh và số cán bộ, nhân viên “khắc phục” hậu quả.

Tưởng đâu mọi chuyện rất rõ ràng, nhưng không phải. Trong bảng tổng hợp công nợ của NLT Nghĩa Trung lại ghi tổng giá trị HĐ 11a giữa NLT và Huy Yến là 1,9 tỷ, nhưng cột ghi xuất bán theo hóa đơn lại ghi số tiền 843 triệu đồng, Huy Yến đã nộp 435 triệu, số tiền còn thiếu theo HĐ gần 1,5 tỷ và số tiền nợ theo hóa đơn là hơn 408 triệu đồng?

Huy Yến là công ty ma?

Ngày 9/6, chúng tôi tìm đến địa chỉ ghi trong giấy phép kinh doanh của Cty Huy Yến là ông Đoàn Văn Huy Vũ ở số 20/12 Lê Văn Sỹ, phường 13, Q.3, TPHCM thì người bán café ở tầng trệt căn nhà một lầu này cho biết từ lâu ông Vũ không ở đây. Còn địa chỉ E84 Nguyễn Thái Bình, phường 12, Q.Tân Bình, TPHCM do ông Nguyễn Quý Chí Linh đăng ký trong GPKD thì hoàn toàn không có! Khi chúng tôi gọi vào số điện thoại di động khá đẹp ghi trong GPKD, một người đàn ông bắt máy và cho biết anh ta tên Bửu, số điện thoại này anh ta mới mua khoảng 2 tháng nay từ tổng đài.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Trận dông lốc kinh hoàng khiến hàng trăm hộ dân 'màn trời chiếu đất'

Bắc Kạn Rạng sáng ngày 18/4, dông lốc trên diện rộng làm hơn 580 ngôi nhà tại tỉnh Bắc Kạn hư hỏng, người dân và chính quyền địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm