| Hotline: 0983.970.780

Sẵn sàng cho vay lưu vụ và làm lò sấy

Thứ Sáu 26/10/2012 , 10:09 (GMT+7)

Ngân hàng NN-PTNT Đồng Tháp rất quan tâm thực hiện chương trình hỗ trợ nông dân bằng cách cho vay lưu vụ và mua máy móc nông nghiệp.

Ông Nguyễn Ngọc Rạng
Ngân hàng NN-PTNT (NHNo) Đồng Tháp rất quan tâm thực hiện chương trình hỗ trợ nông dân bằng cách cho vay lưu vụ và mua máy móc nông nghiệp; đặc biệt là từ khi ĐBSCL bắt tay vào SX vụ lúa TĐ, tăng lên 3 vụ/năm.

Ông Nguyễn Ngọc Rạng - GĐ NHNo tỉnh Đồng Tháp cho biết: Những năm qua, UBND tỉnh rất quan tâm và đồng tình ủng hộ ngân hàng thực hiện chương trình hỗ trợ nông dân vay vốn theo 2 hình thức, vay lưu vụ và vay hỗ trợ mua máy móc thiết bị nông nghiệp. Cả 2 hình thức vay này đang phát triển rất tốt, giúp nông dân tỉnh nhà có điều kiện cải thiện SX nông nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao mức sống sinh hoạt gia đình.

Vốn vay do ngân hàng thực hiện, luôn đảm bảo đủ chỉ tiêu cần vay cho 100% nông dân. Thậm chí chúng tôi còn khuyến khích và tạo điều kiện để nông dân có thể tiếp cận được nhiều nguồn vốn khi có yêu cầu SX thích hợp.

Phía ngân hàng hỗ trợ bằng cách giảm các khâu thủ tục rườm rà. Với nông dân, họ chỉ cần đến nộp hồ sơ để ngân hàng xem xét và sau đó nếu được chỉ còn việc ký nhận vốn vay; thay vì trước đây phải làm nhiều công đoạn thủ tục, phải thông qua chính quyền cơ sở, địa phương, tốn nhiều thời gian đi lại của nông dân và vay không được chế độ ưu đãi với lãi suất hàng tháng ở mức cao.

Ngoài ra, yêu cầu chỉ cần hàng tháng họ đến đóng lãi đầy đủ sẽ được tiếp tục vay vốn sang vụ kế tiếp, giảm được khâu làm lại hồ sơ vốn vay.

Thưa ông, chủ trương vay lưu vụ được ngân hàng vận dụng như thế nào?

Chủ trương vay lưu vụ vận dụng trên số dư nợ 51% trở lên của ngân hàng. Đối tượng cho vay là nông dân có điều kiện trong SXNN như canh tác lúa, hoa màu, chăn nuôi và gần đây được mở rộng sang đối tượng vay “lưu gốc” (vay trên cơ sở vườn có trồng cây ăn trái có gốc như xoài, cam, quýt, dừa, nhãn, măng cụt). Hình thức này được nông dân trong tỉnh hết sức đồng tình và tham gia nhiệt tình.

Kết quả chúng tôi đã thực hiện vốn vay lưu vụ cho nông dân gần 970 tỷ đồng với số hộ được vay trên 28.000 hộ. Để giảm áp lực không cho quá tải, chúng tôi cần có cách thức cho vay nhanh lẹ, thủ tục hồ sơ đơn giản, không mất nhiều thời gian chờ đợi của nông dân.

Có điều, để cầm chắc vốn cho vay không thành nợ xấu của ngân hàng, đòi hỏi bộ phận thẩm tra, xét duyệt của chúng tôi phải làm việc hết sức cẩn thận. Và tính đến tháng 10/2012 nợ xấu của ngân hàng 0,69%, số dư nợ 35/5.600 tỷ đồng.

Cho vay lưu vụ là giải pháp giúp nông dân không phải vay nóng bên ngoài với lãi suất cao?

Từ khi có hình thức vay lưu vụ, chúng tôi đã giúp nông dân trong canh tác mùa vụ tránh được tình trạng vay nóng bên ngoài, vay chợ đen lãi suất cao; tránh được trung gian qua cò tín dụng và không để tình trạng nông dân phải bán sản phẩm non, bán khi rớt giá. Cho nông dân vay vốn, chúng tôi rất yên tâm. Đối tượng vay của chúng tôi phần lớn là nông dân, chiếm 86%.

Mặt khác, để mở rộng và đa dạng hình thức vay vốn của nông dân, NHNo Việt Nam đang lấy ý kiến của các chi nhánh và chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu, đề xuất ý kiến về trên để các năm tiếp theo làm sao mở rộng thêm, tạo được loại hình vay đa dạng và phong phú hơn, nhằm đáp ứng tốt cho từng điều kiện của bà con nông dân khi cần vốn vay SX.

Nhìn chung, ngân hàng vẫn kiểm soát chặt đồng vốn của ngành, hàng năm tỷ lệ quá hạn chỉ chiếm tối đa 30% trên tổng nợ xấu. Mấy năm nay, ngân hàng thực hiện vốn vay lưu vụ cho các huyện trong tỉnh đều rất thuận lợi; không gặp khó khăn về vốn vay; việc thu hồi vốn mau và cũng ít gặp rủi ro trong thu hồi vốn. Phương châm của chúng tôi là tránh gây phiền hà cho nông dân, nhất là thời gian cao điểm vào các vụ.

Được biết, ngoài vốn vay lưu vụ, ngân hàng còn tích cực cho nông dân vay mua máy gặt đập liên hợp (GĐLH) và làm lò sấy lúa (LSL)?

Tính đến tháng 10/2012, chúng tôi đã cho 12 đơn vị trong tỉnh vay tổng số tiền lên đến trên 170 tỷ đồng để mua 654 máy GĐLH và gần 88 tỷ đồng để thực hiện 47 LSL và 3 kho lương thực.

Trong số này, ngân hàng hỗ trợ lãi suất mua 10 LSL cho địa phương huyện Tháp Mười, 2 LSL cho 2 huyện Hồng Ngự, Châu Thành và 3 kho lương thực cho Hội sở, cùng 80 máy GĐLH cho hầu hết các địa phương huyện, trong đó nhiều nhất là 2 huyện Tháp Mười (38 máy) và Cao Lãnh (18 máy); các huyện còn lại mỗi địa phương vay mua 3 - 6 máy. Số còn lại là cho vay không hỗ trợ lãi suất xây dựng 35 LSL và mua 574 máy GĐLH với số tiền lên đến trên 171 tỷ đồng.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất