| Hotline: 0983.970.780

Sẵn sàng kịch bản đối phó siêu bão

Thứ Hai 07/07/2014 , 10:38 (GMT+7)

Chính phủ đã giao Bộ NN-PTNT cùng các bộ ngành liên quan trong năm 2014, sẽ có các kịch bản đối phó với siêu bão cho các vùng cụ thể trên cả nước./ Dự báo- Cánh tay phải đắc lực

* Đừng  đắn đo, đừng tiếc công tiếc sức khi triển khai phòng chống bão

Các tình huống giả định đối phó với việc xả lũ của các lưu vực sông nguy hiểm cũng đã và đang gấp rút được rà soát.

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Xuân Diệu (ảnh) – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết: Trước những trận bão mạnh dồn dập, đặc biệt là siêu bão Haiyan năm 2013, Chính phủ đã có phương án không loại trừ khả năng Việt Nam sẽ phải đối phó với các siêu bão tương tự.

Chính phủ đã chỉ đạo Bộ NN-PTNT và các bộ ngành liên quan xây dựng kịch bản đối phó trong các tình huống siêu bão đổ bộ vào các vùng cụ thể trên cả nước.

Theo đó, các tình huống giả định về khả năng tàn phá, khả năng nước dâng... cụ thể đối với từng vùng đã được các cơ quan khoa học vạch ra và lấy đó làm căn cứ để các địa phương triển khai phòng chống, đặc biệt là công tác sơ tán dân.

Theo ông Diệu, công tác sơ tán dân và cơ sở vật chất ở các vùng ven biển đến nay vẫn là phương án tối ưu nhất để đối phó siêu bão, bởi hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam không thể chịu được các những trận siêu bão.

Hiện tại, Chính phủ cũng đã giao cho Bộ NN-PTNT, BCĐ PCLB Trung ương trước mùa mưa bão năm 2014, gấp rút triển khai các phương án an toàn cho người dân vùng hạ du các lưu vực sông, đặc biệt là các sông có hồ chứa lớn ở miền Trung.

Theo đó, các tình huống giả định nhằm cảnh báo, đảm bảo tài sản, sơ tán dân, phân công trách nhiệm chỉ đạo điều hành trong công tác phòng chống khi các trường hợp hồ chứa xả lũ sẽ được vạch ra cụ thể đối với từng sông và hồ chứa.

Phải đối phó với rất nhiều đợt mưa bão mạnh, nhưng năm 2013 thiệt hại do bão lũ gây ra cũng đã được giảm thiểu đáng kể. Theo ông, đâu là bài học kinh nghiệm?

Theo tôi, kinh nghiệm cho thấy cơn bão nào chúng ta có công tác dự báo tốt thì sự chủ động phòng chống của cơ quan chức năng lẫn người dân đều đạt hiệu quả rất cao.

Thứ hai là công tác tuyên truyền, vận động của chính quyền các cấp, ý thức chủ động phòng chống bão của người dân ngày càng nâng cao.

Đặc biệt là ý thức của ngư dân khi có bão sắp vào biển Đông, chúng ta đã gần như rút được hết tàu thuyền về đất liền, neo đậu tàu thuyền, không còn để tình trạng ngư dân ở lại trên tàu khi bão vào bờ... Trên đất liền, việc chằng chống nhà cửa công trình, phát quang cây cối, di dời dân ở các lưu vực sông nguy hiểm cũng đã được người dân chủ động thực hiện...

Có thể thấy, địa phương nào có công tác chỉ đạo, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn phòng chống càng quyết liệt, thiệt hại càng được giảm thiểu.

Kinh nghiệm nữa rất đáng rút ra trong các cơn bão mạnh trong năm 2013, đó là chúng ta không nên đắn đo chuyện bão có vào hay không. Đừng tiếc công tiếc sức khi triển khai phòng chống.

Bởi tốn kém một chút, mất công một chút, nhưng nếu khi bão vào sẽ giảm thiểu rất lớn, còn hơn là chúng ta đắn đo không phòng chống để rồi bị động. Đặc biệt đối với việc sơ tán dân, dù mất công, tốn kém thế nào vẫn sẽ là giải pháp tốt nhất để giảm thiệt hại về người.

Kết thúc mùa mưa bão 2013, nhân dân vẫn lo ngay ngáy chuyện hồ chứa xuống cấp, vỡ hồ, xả lũ... Tình hình “sức khỏe” hồ chứa trước mùa mưa bão năm nay thế nào rồi thưa ông?

Các hồ chứa bị sự cố hư hỏng trong mùa mưa bão năm 2013, Chính phủ đã có ngân sách hỗ trợ cùng ngân sách các địa phương khắc phục sửa chữa đối với các hồ thực sự nguy hiểm.

Tuy nhiên, hiện những hồ có nguy cơ sự cố khi mưa lớn vẫn rất nhiều. Trong số hơn 6.000 hồ chứa cả nước, ước vẫn có khoảng hàng nghìn hồ có nguy cơ xảy ra sự cố khi gặp mưa lớn. Chính phủ đã giao Bộ NN-PTNT tổng rà soát hồ chứa để trình Chính phủ và Quốc hội quyết định phương án và ngân sách cho chương trình sửa chữa nâng cấp.

Trước mắt, Bộ NN-PTNT cũng đã rà soát và trình Chính phủ danh sách một số hồ chứa cần phải sửa chữa nâng cấp khẩn cấp. Trong khi chương trình nâng cấp sửa chữa chưa thể làm được trong ngày một ngày hai, thì vấn đề khác cũng đáng lo nữa đó là việc quản lí, theo dõi giám sát các hồ chứa, đặc biệt là công tác chỉ đạo vận hành hồ chứa khi có mưa bão.

“Công tác thông tin cho ngư dân khi có bão chúng ta đã thực sự làm rất tốt.
Theo đó, đã có quy định ngư dân đi biển buộc phải có phương tiện thông tin, nhiều dự án giám sát ngư dân trên biển cũng đã triển khai, đặc biệt như chương trình gắn chíp định vị GPRS cho tàu cá, nhờ đó ngay tại văn phòng BCĐ PCLB Trung ương cũng có thể giám sát vị trí từng tàu, kịp thời thông tin giúp ngư dân hoặc vào bờ, hoặc rút ra khỏi vùng nguy hiểm.
Dự án này hiện ban đầu đã thực hiện được trên 3.000 tàu cá và sẽ tiếp tục được thực hiện mở rộng trong thời gian tới”. - (Ông Nguyễn Xuân Diệu)

Cần phải có lực lượng cán bộ giám sát, theo dõi, khi có sự cố phát sinh thì phải khắc phục ngay. Địa phương nào sát sao về công tác này, sẽ không để xảy ra các sự cố lớn. Vừa qua, Bộ NN-PTNT cũng đã giao Tổng cục Thủy lợi thành lập các đoàn về các địa phương kiểm tra, đề nghị chăm lo cho công tác giám sát hồ chứa.

Việc xả lũ hồ Vực Mấu (Nghệ An) năm 2013 gây thiệt hại rất nghiêm trọng, ngành KTTV cho rằng để xảy ra sự cố một phần do công tác giám sát tình hình mưa tại các lưu vực hồ chứa chưa chặt chẽ, mà nguyên nhân chính là hệ thống trạm đo mưa quá mỏng. Phương án nào để khắc phục điều này thưa ông?

Đây là việc rất phức tạp, liên quan đến cả Bộ TN-MT nữa. Tuy nhiên, BCĐ PCLB Trung ương, với vai trò là cơ quan điều phối liên ngành cũng đã đề nghị phải có chương trình cấy dày hơn nữa các điểm đo mưa, đặc biệt là tại các lưu vực hồ đập nguy hiểm tại miền Trung.

Vẫn biết đặc thù của mưa là rất khó dự báo, nhưng nếu bố trí được mạng lưới trạm đo mưa dày hơn để giám sát diễn biến mưa thì sẽ có cảnh báo sớm để xử lí các tình huống tiếp theo.

Khó khăn hiện nay đó là tổ chức hệ thống các trạm đo mưa thế nào để không phình to thêm hệ thống nhân sự, gây tốn kém, bởi một năm không phải lúc nào cũng thực hiện công tác này.

Chúng tôi đã tính đến phương án yêu cầu các chủ hồ chứa phải chủ động lắp đặt dày hơn các điểm đo mưa, các địa phương cũng phải lựa chọn các lưu vực thường xuyên xảy ra mưa lớn để lắp đặt hệ thống đo mưa bằng hình thức trạm đo mưa nhân dân, theo hướng xã hội hóa công tác này.

bo2161942285
Người dân Núi Thành (Quảng Nam) sáng kiến đào hầm tránh siêu bão Haiyan năm 2013

Theo đó, có thể Trung ương sẽ hỗ trợ kinh phí ban đầu cho việc lắp đặt hệ thống hạ tầng của các trạm, huấn luyện kỹ thuật cho đội ngũ các nhân viên hợp đồng trong các tháng mùa mưa bão nhằm cập nhật thông tin diễn biến mưa cho Ban chỉ huy PCLB các tỉnh.

Một số tỉnh như Điện Biên, Thanh Hóa... đã làm hệ thống trạm đo mưa theo hình thức này từ lâu. Các trạm đo mưa thường được bố trí tại các điểm như bưu điện, trụ sở hành chính các cấp.

Hiện tại, BCĐ PCLB Trung ương cũng đã xây dựng một đề án kêu gọi các nguồn kinh phí cũng như nguồn tài trợ để làm hệ thống trạm đo mưa theo hình thức này cho các tỉnh miền Trung ngay trong năm 2014. Nguồn quỹ phòng chống thiên tai của các địa phương có thể trích một phần để duy trì đội ngũ nhân viên đo mưa hợp đồng theo mùa vụ, điều này tôi cho là rất hiệu quả.

Về lâu dài, công tác điều hành, duy trì hoạt động này địa phương phải cùng trách nhiệm gánh vác, chứ bản thân Bộ TN-MT cũng không thể cam nổi bộ máy nhân sự cũng như điều kiện kinh phí để làm hàng nghìn trạm đo mưa được.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm