| Hotline: 0983.970.780

Săn thuỷ tùng

Thứ Năm 10/06/2010 , 14:15 (GMT+7)

Dù đã có lệnh cấm nhưng trong “thế giới ngầm” của những tay buôn gỗ thì việc mua bán thuỷ tùng vẫn diễn ra hết sức nhộn nhịp.

Dù đã có lệnh cấm nhưng trong “thế giới ngầm” của những tay buôn gỗ thì việc mua bán thuỷ tùng vẫn diễn ra hết sức nhộn nhịp.

Nhộn nhịp chợ thuỷ tùng

Bộ hồ lô làm bằng thuỷ tùng này có giá 3,5 triệu đồng
Những ngày đầu tháng 6 lặn lội về xã Ea Ral, thuyết phục mãi tôi mới được anh K, một người địa phương có quan hệ khá rộng với các tay làm mộc trên địa bàn dẫn đi thâm nhập thế giới thuỷ tùng.

Trước khi dẫn tôi tới gặp T, một tay chuyên làm rừng, mà theo anh K trong đợt sốt thuỷ tùng vừa qua anh ta kiếm được một số thuỷ tùng khá lớn hiện vẫn cất giữ trong nhà, đồng thời T đang sở hữu bức tượng Quan thế âm Bồ Tát làm bằng thuỷ tùng đẹp mê hồn, K dặn tôi trước: "Không được chụp ảnh, không được hỏi quá kỹ, không được tò mò quá mức. Ba không, nhớ chưa".

Dặn dò xong xuôi, 9h sáng nhảy lên chiếc xe Trung Quốc cà tàng đã hết đát, K đưa tôi vào vương quốc thuỷ tùng. Sau một hồi vòng vèo, đến ngôi nhà cấp bốn lụp sụp rộng chừng 40m2, trước sân trống huơ trống hoác khổ chủ vẫn chẳng thèm rào giậu. Anh K đi trước tôi theo sau, ngó vào trong nhà mấy đứa trẻ và hai người đàn bà trạc 35 tuổi đang ngồi xem tivi. Anh K hỏi T đâu, người đàn bà bảo đang ngủ. Bị khua dậy, mắt nhắm mắt mở thấy khách lạ, T gườm gừơm nhìn tôi dò xét. Thấy vậy, anh K bảo an tâm đi, khách quen ngoài Bắc vào muốn tìm mua thuỷ tùng về chơi.

Được anh K "bảo hiểm", câu chuyện giữa chúng tôi mới bắt đầu cởi mở, K chỉ sang tôi giới thiệu: Đây là thằng em từ Bắc vô chơi muốn ngó bức tượng Quan thế âm Bồ Tát. T than thở: "Vừa qua gặp vận xui mất quả đậm. Bí quá, tôi đã gán bức tượng cho chủ đại lý lấy 40 bao phân (trị giá 17 triệu đồng) về bón cho vườn tiêu và cà phê rồi". Trước khi gặp T, anh K mô tả sơ bộ: bức tượng Quan thế âm Bồ Tát cao 75cm làm bằng thuỷ tùng ngâm nước vài chục năm đã hoá thạch có màu đen gụ, các vân gỗ màu xanh phớt. Thấy tôi tỏ vẻ tiếc rẻ T liền lôi trong gầm giường ra khúc thuỷ tùng được cất giữ rất cẩn thận có đường kính 30cm, cao 60cm, khúc gỗ rỗng ruột nhìn chẳng có gì đặc biệt. T hất hàm: "Nhìn vậy thôi, khi ông “chế biến” phun thuốc vào lõi thì đẹp mê hồn, mấy người trả 5 triệu rồi tôi chưa bán, nếu ông ưng lấy 7 triệu đồng, không bớt".

Thấy tôi không ưng, T bảo còn khúc thuỷ tùng nữa. Khúc này T mua của mấy thợ lặn vớt ở dưới hồ Ea Ral cách đây hơn tháng,  nằm dưới nước chừng 30 năm. Khúc gỗ rất nặng không dễ lôi ra được nhưng đại khái- đường kích 80cm, dài 1,2m. Tôi hỏi giá, T “hét” 50 triệu. Anh K nói chen vào: "Nó mà chế tác thành tượng gặp khách sộp thì giá cả trăm triệu chứ không ít đâu". Tôi hỏi Nhà nước cấm mua bán loại này rồi, mua thì vận chuyển về nhà bằng cách nào, T cười: "Đến đoạn ấy là việc của tôi, ông khỏi lo". T cố thuyết phục: "Anh cứ đi khảo giá đi, giá này mềm nhất đấy".

Tiếp tục xâm nhập thế giới thuỷ tùng, tôi được K đưa đến nhà một đại gia làm mộc tên L cũng gần đó, đó là ngôi nhà khá hoàng tráng cạnh quốc lộ 14. K bảo: "Vào đây anh mới thấy thế nào là thuỷ tùng". Gặp gia chủ, K giới thiệu ngay: "Có thằng em Nha Trang muốn mua cặp tượng phúc lộc thọ bằng thuỷ tùng cao 30cm, ông còn không?". Với ánh mắt ngờ vực của một người dầy dạn kinh nghiệm, L hất hàm: "Thuỷ tùng Nhà nước cấm rồi, làm cái đó mà vào nhà đá à". Với sự đón tiếp thiếu... thiện chí của chủ nhà, tôi không nhắc đến thuỷ tùng nữa mà đi một vòng xem các đồ mỹ nghệ làm bằng gỗ. Phải thừa nhận những gốc cây vô hồn, những mảnh gỗ bỏ đi nhưng nhờ bàn tay của L chúng trở nên vô cùng sống động với rồng phượng, tượng di lặc, tượng phúc lộc thọ, tranh gỗ… 

Gỗ thuỷ tùng được thu giữ tại trạm quản lý BV thuỷ tùng

Thuỷ tùng còn gọi là thông nước, tên khoa học Glyptostrobus pensilis, xuất hiện cách đây khoảng 10 triệu năm là cây gỗ lớn có khi cao tới 25m, đường kính lên tới 1,3m. Thuỷ tùng được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới thuộc nhóm 1A, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường, đang có nguy cơ tuyệt chủng cao. Hiện nay trên thế giới chỉ còn sót lại 2 quần thể cuối cùng ở huyện Krông Năng khoảng 28 cây và Ea H’leo với khoảng 260 cây. Vì vậy, mọi hành vi khai thác, vận chuyển và mua bán thuỷ tùng đều phải xử lý hình sự.

Xem xong tôi cứ tấm tắc khen L có hoa tay khéo léo, gã hất hàm: "Nếu ông thích tôi bán cho". Tôi bảo: "Cái này ở Nha Trang cũng có". Anh K thêm vào: "Thằng em nó làm kinh doanh, nghe thiên hạ đồn chơi thuỷ tùng có điềm hên mới tìm đến đây". L thấy “tin cậy” vào trong nhà lấy ra bộ hồ lô (3 cái) và cặp lục bình làm bằng thuỷ tùng chiều cao 30cm. Gã bảo: "Thực tình bộ tượng phúc lộc thọ tôi mới bán rồi, chỉ còn cái này". Bộ hồ lô cái màu đen gụ, cái màu đỏ, vân gỗ thì miễn chê tựa như tranh thuỷ mặc, không cái nào giống cái nào cả hoa văn cũng như màu sắc, mùi gỗ toả ra thơm ngát, lại mềm, dẻo, sờ vào mát cả tay. Thấy tôi có vẻ ưng gã ra giá 3,5 triệu đồng. "Đây là mức giá chung rồi, không đắt đâu"- L chốt lại.

Câu chuyện bắt đầu cởi mở, tôi và L không còn khoảng cách nữa. Gã dẫn tôi và K vào buồng được khoá cẩn thận. Mùi gỗ thơm nhẹ quện vào mũi khiến người tôi lâng lâng như lên đồng. Cửa buồng mở, đập vào mắt tôi là những bức tượng đủ kích cỡ, lớn có nhỏ có được làm bằng thuỷ tùng mô phỏng tượng Di Lặc, Quan thế âm Bồ Tát…Chỉ vào bức tượng Di Lặc, L ra giá 20 triệu, còn tượng Quan thế âm có rồng phượng bao quanh cao 1,2m giá 50 triệu…Anh K nói chen vào như thể tôi có nhu cầu thật: "Giá mềm đấy em. Hàng này nếu anh L mà gặp khách sộp thì không dưới trăm triệu đâu".

L còn khoe với tôi gỗ ốp tường, cánh cửa, tủ, giường nhà gã đều làm bằng thuỷ tùng. Cứ theo gã thì cách đây hơn chục năm, gã từ ngoài Bắc vào lập nghiệp thì lúc đó gỗ thuỷ tùng vùng này rất sẵn lại rẻ, chỉ những người ít tiền mới chơi, dân khá giả đều dùng gỗ hương, căm xe…L kể: "Cái tủ thờ nhà tôi do không có gỗ tốt nên chủ mộc năn nỉ bảo tôi đóng bằng thuỷ tùng cho rẻ. Đang kẹt tiền nên tôi đành chấp nhận". Nhấp ngụm nước trà, L đắc ý: "Đời chẳng ai biết được chữ ngờ chú em ạ, bây giờ những thứ đó đem bán thì anh thu bội tiền".

Đã quá trưa, L mời tôi và K ra quán làm vài xị rồi bàn tiếp chuyện mua bán. Lấy lý do phải về bàn với mấy anh em trong cơ quan vì số tiền lớn quá một mình không “quyết” được, tôi hẹn vài hôm nữa quay lại. L không nói gì, cũng không có ý chèo kéo. 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm