| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất áo từ ngô và tòa nhà có mặt trời nhân tạo

Thứ Ba 30/07/2013 , 10:33 (GMT+7)

Trong đại bản doanh tập đoàn hạt giống Pioneer ở bang Iowa, chúng tôi được nhìn tận mắt chiếc áo làm… từ ngô, mặc mềm, thoải mái, nhanh khô mà còn chống tia tử ngoại.

Ở Mỹ nếu chán gà công nghiệp thịt bở bùng bục như đậu phụ buổi chợ chiều, người ta có thể vào những ngôi làng xa, săn gà đồi tây được chăn thả tự do, to cao lộc ngộc khoái khẩu chẳng kém gì thịt gà ri vàng rơm bên ta là mấy.

>> Chuyện ở xứ sở đại bàng

Có những ngôi làng ở các vùng khuất nẻo còn từ chối cả việc dùng điện, nước máy và nhiều cơ sở vật chất, hạ tầng hiện đại khác. Sống như thời trung cổ, chính là sự lựa chọn của một nhóm nhỏ cư dân để phản ứng lại thời kỳ công nghiệp của một thế giới phẳng nhưng rất nhiều căng thẳng kèm theo. Thế nhưng nhiều lúc họ cũng không thể chối từ sự hấp dẫn của cây trồng biến đổi gen.

Ông chủ tập đoàn hạt giống Pioneer, Henry Wallace từng tiến lên chức Bộ trưởng Nông nghiệp rồi Phó Tổng thống Hoa Kỳ trong giai đoạn 1941-1945. Từ khi Henry khởi nghiệp kinh doanh hạt ngô lai hồi đầu thế kỷ 19, phương châm win-win (tất cả cùng thắng) đã được ông áp dụng triệt để. Giờ Pioneer đã thành một tập đoàn quốc tế với 12.300 nhân viên trên toàn địa cầu.

Trong đại bản doanh ở bang Iowa, Doug - phụ trách truyền thông của tập đoàn giới thiệu cho đoàn chiếc áo làm… từ ngô mặc mềm, thoải mái, nhanh khô mà còn chống tia tử ngoại. Còn có vô số các vật dụng từ ngô khác. Ngay dưới chân chúng tôi, những tấm thảm của tòa nhà cũng được làm từ ngô, mỗi bước chân tôi đi giữa bao nhiêu nhôm kính, đèn hoa chói lòa mà cảm giác như đang đi giữa những cánh đồng ngô lộng gió của nông dân Iowa.


Chiếc áo làm từ ngô

Phòng thí nghiệm của Pioneer có 400 nghiên cứu viên với hàng trăm loại máy móc, tự động có, điều khiển có, với 2 héc ta nhà kính mà cây được đưa vào, đưa ra theo một cơ chế hoàn toàn tự động khi cần kiểm tra hoạt động của gen cấy vào, với tòa nhà chuyên nuôi côn trùng để nghiên cứu gen tạo kháng…

Trên ruộng thí nghiệm của Công ty Pioneer lá ngô vươn thẳng đón nắng như những hàng kiêu binh bồng súng, giương lê giúp cho có thể trồng với một mật độ cao hiếm thấy. Thân cây vạm vỡ, rễ cây tỏa rộng vồng lên vững chãi hứa hẹn một năng suất và khả năng chống chịu cực cao. Chúng tôi thấy hàng loạt các tấm biển ghi rõ thử nghiệm cho vùng Mehico, Chile, Pháp, châu Phi… chứng tỏ tính toàn cầu của một tập đoàn từng được dẫn dắt bởi một Phó Tổng thống Mỹ.


Tòa nhà nuôi côn trùng để thí nghiệm

Tất cả các sản phẩm biến đổi gen cũng như lai truyền thống trước khi được tung ra thương mại đều có phân tích độ an toàn với môi trường, với con người một cách rất chặt chẽ.

Rời Iowa, chúng tôi đáp máy bay sang bang Missouri để thăm tập đoàn hạt giống hàng đầu thế giới Monsato. Yong Gao - Giám đốc thể chế của tập đoàn cười giản dị và bảo: “Mỗi ngày dân số thế giới lại phình thêm 320.000 người, một năm thế giới đón số người mới sinh tương đương với dân số cả nước Nhật 127 triệu người. Công nghệ chuyển gen là một trong những con đường đáp ứng nhu cầu lương thực khổng lồ do việc tăng dân số đó”.

Tom - một nhân viên đã về hưu của Monsanto nhưng vẫn tình nguyện ở lại làm hướng dẫn viên cho các đoàn khách tham quan vẫn ngày ngày nườm nượp đổ đến từ năm châu bốn bể.


Tiếp thị nông nghiệp kiểu Mỹ

Ở Monsanto có hàng chục người hướng dẫn viên như ông. Tom tự hào bảo với đoàn nhà báo Việt Nam rằng chúng tôi đang dạo bước trong tòa nhà độc nhất thế giới bởi ba lý do: Thứ nhất trên nóc nhà có 1 ha nhà kính; Thứ hai trong nhà có 121 phòng kín nuôi trồng thử nghiệm cây và thứ ba tất cả các cây đang trồng trong tòa nhà không phải trồng bằng hạt giống truyền thống mà “trồng” từ một tế bào phát triển lên.

Mỗi năm tập đoàn Monsanto chi cỡ 1,5 tỉ đô la cho nghiên cứu mà không hề nhận một đồng xu nào từ chính phủ. Riêng Trung tâm nghiên cứu tối tân này mỗi ngày ngốn mất một triệu đô la. Trong vô số những hành lang cứ hun hút dài để leo lên tầng thượng của tòa nhà sở hữu ba cái độc nhất thế giới, chúng tôi đã qua một nơi mang tên gọi hành lang tri thức bởi trên tường gắn chi chít những bảng khắc chìm bằng đồng các phát minh, sáng chế.

Ở Monsanto cứ trung bình một tuần có một phát minh mới được cấp bằng như vậy. Tom giới thiệu cho chúng tôi khẩu súng bắn gen là một cỗ máy nhỏ như cái máy tính với một số đồng hồ, dây rợ nối vào một cái bình như bình dưỡng khí. Nguyên tắc hoạt động không quá phức tạp nhưng “đạn” nhồi vào nó lại làm đau đầu các nhà nghiên cứu.

 
Một cánh đồng thử nghiệm cây công nghệ sinh học

Cả nhóm đang ngắm nghía chiếc máy kỳ lạ, thốt nhiên Tom ấn một cái nút. Một tiếng “bùm” vang lên khô khốc khiến ai nấy giật thót mình. Nhìn những gương mặt đang ngơ ngác, Tom cười toe giải thích: “Tiếng súng đó chỉ là giả để thu hút sự chú ý của quý vị. Mười mấy năm trước, súng bắn gen là một đột phá trong công nghệ chuyển gen nhưng hiện giờ đó chỉ là thứ đồ chơi lỗi thời không hơn không kém.

Hiện tại chúng tôi đang dùng một loại vi khuẩn Agrobacterium vốn có sẵn trong tự nhiên (khi xâm nhập vào cây sẽ tạo ra những khối u cho thực vật) để chuyển tải các gen ngoại lai vào nhằm tạo ra những thực vật mang gen mong muốn’’.

Theo đúng cơ chế, khi nhận một gen mới, các vi khuẩn cũng hình thành nên những “nốt sưng”. Nốt sưng đó như con trai ngậm trong mình hạt cát một cách xa xót để phôi thai dần thành hạt ngọc. Nốt sưng được chăm sóc, cho ăn chu đáo để đâm chồi, đẻ rễ rồi thành hình một cái cây hoàn chỉnh. Đó là cách vận dụng cỗ máy kỳ diệu của tự nhiên một cách cũng rất tự nhiên.

Bí ẩn và lạnh lùng nhưng thu hút mọi ánh mắt về mình là chiếc máy giải mã gen tối tân Pacbio Sequencer trị giá cả triệu đô la. Thế giới có tổng cộng 66 cái máy như vậy, chỉ duy nhất một cái ở Monsato giải mã gen cho nông nghiệp, còn lại 65 cái đều phục vụ giải mã gen cho người.

Tối tân không kém là chiếc máy cắt mảnh hạt giống gọi là Corn Chipper mà không ảnh hưởng đến phôi, vẫn giữ nguyên sức nảy mầm của hạt. Trước đây người ta mất 100 công nhân dầm mưa, dãi nắng trong ba tháng ròng với chi phí 400.000 đô la tiền công chỉ để kiểm tra những mẫu lá, so sánh tính trạng và chọn ra mẫu ưu việt. Giờ với cỗ máy này giúp giảm thời gian chờ đợi xuống 2 năm và làm thay cho 100 công nhân trong vòng 3 tháng mà tính trạng của hạt được so sánh nhanh chóng.

Chúng tôi qua những phòng nuôi trồng với bảng điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, CO2... được vi tính hóa toàn bộ. Giả dụ nếu ở Việt Nam cho biết vĩ tuyến, kinh tuyến và mẫu đất, mùa vụ gieo trồng nhập liệu vào máy tính ở đây với hàng tỉ phép tính trên giây, máy sẽ cho ra một mô hình điều kiện sản xuất y hệt để thử nghiệm xem giống đó trồng có thích hợp, nếu thích hợp thì sẽ cho năng suất là bao nhiêu.

Một ý tưởng mới dựa trên nhận định của các nhà khoa học ở Monsato là cây trồng chỉ “khoái khẩu” một lượng sóng ánh sáng nhất định nên người ta đã thử lắp đặt các phòng có mặt trời nhân tạo pha chế các sóng ánh sáng đỏ, xanh, cam… để xem sóng nào liều lượng ra sao sẽ cho hiệu quả tốt nhất.

Stephen ở Sở Nông nghiệp bang Iowa bảo: “Tốc độ phát triển cây trồng biến đổi gen của Mỹ rất nhanh do tính vượt trội, nông dân tự lùng mua nên không cần quảng bá nhiều. Mà có quảng bá, các công ty giống làm chứ chính quyền, để cho công bằng không nhúng tay vào”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm