| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất giảm phát thải khí nhà kính

Thứ Năm 16/10/2014 , 13:14 (GMT+7)

Ở Việt Nam, ngành nông nghiệp đã tạo ra khoảng 40% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. 

Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị báo cáo kết quả Dự án “Tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến nông VN trong chiến lược giảm thiểu khí phát thải: Giảm khí phát thải nhà kính trong nông nghiệp” do Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chủ trì.

nh-3153446780
Quang cảnh hội nghị  

Khuyến nông vào cuộc

Ở Việt Nam, ngành nông nghiệp đã tạo ra khoảng 40% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Trong đó, ngành chăn nuôi là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường do thiếu nhận thức về quản lý chăn nuôi, đặc biệt là thức ăn và quản lý chất thải.

Trung bình hằng năm khối lượng phân được thải ra ước tính khoảng 85 triệu tấn, trong đó chăn nuôi bò chiếm khoảng 38 triệu tấn, lợn 25 triệu tấn, gia cầm 22 triệu tấn. Các loại phân rắn được sử dụng làm phân bón hữu cơ có giá trị cao cho việc trồng trọt, nhưng kết quả là nó lại làm phát thải khí nitrous oxide (N2O) vào khí quyển. Các loại phân bùn phát thải chủ yếu là khí mê tan (CH4) và N2O.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, đối với lĩnh vực trồng trọt, nhất là trong canh tác lúa, việc sử dụng lãng phí các yếu tố đầu vào như nước, phân bón, thuốc BVTV… là nguyên nhân dẫn đến lượng phát thải khí nhà kính tăng cao.

Trong những năm qua, Chính phủ VN và Bộ NN-PTNT đã có nhiều chương trình thiết thực để triển khai hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu, đặc biệt là khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.

Dự án “Tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến nông VN trong chiến lược giảm thiểu khí phát thải nhà kính trong nông nghiệp” do Trung tâm KNQG triển khai bằng nguồn hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ là một trong những hoạt động thiết thực để hoành thành mục tiêu đó.

Ý nghĩa lớn

Bà Hạ Thúy Hạnh, PGĐ Trung tâm KNQG cho biết, mục tiêu của dự án là xây dựng mô hình kỹ thuật chăn nuôi đại gia súc và canh tác lúa nhằm giảm phát thải khí nhà kính tại Thái Bình, Hà Nội, TT - Huế, Cần Thơ.

Trung tâm đã tổ chức 4 lớp tập huấn về chăn nuôi và canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính cho 120 học viên, đồng thời tổ chức 2 đoàn tham quan, học tập các mô hình trình diễn áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để giảm khí phát thải trong chăn nuôi và SX lúa tại Thái Lan.

nh-2-4153446920
Mô hình chăn nuôi bò hạn chế phát thải khí nhà kính của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tiến (Hoài Đức)

Từ tháng 10/2013, mô hình “SX lúa giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao năng suất” đã được triển khai tại Thái Bình và Cần Thơ. 123 hộ nông dân trồng lúa đã được tập huấn các kỹ thuật canh tác tiên tiến như tưới khô ướt xen kẽ kết hợp với bón phân; bón phân theo bảng so mầu lá và xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm.

Ông Nguyễn Văn Tiến, thôn Đồng Ải, xã Lại Yên, huyện Hoài Đức chia sẻ: “Ngoài được chỉ dạy cách phối trộn thức ăn cho bò để tận dụng nguồn thức ăn của địa phương, giúp hạ giá thành sản phẩm, tôi còn được hỗ trợ xây hầm biogas, xử lý chất thải chăn nuôi, từ đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường do lượng khí CH4 phát sinh ít hơn”.

Theo đánh giá kết quả thực hiện mô hình (gieo cấy lúa BC15) tại Thái Bình, nông dân đã tiết kiệm được khoảng 1,6 triệu đồng chi phí phun thuốc BVTV, thủy lợi phí và công phun thuốc BVTV so với mô hình đối chứng (canh tác thông thường). Năng suất của lúa đạt 7.300 kg/ha (cao hơn mô hình đối chứng 300 kg) và lãi thuần cao hơn khoảng 3 triệu đồng.

Bên cạnh đó, các chỉ số về môi trường đã được cải thiện tích cực. Theo báo cáo của Viện Môi trường nông nghiệp (Viện Khoa học nông nghiệp VN), tổng lượng khí CH4 phát thải của mô hình ở Thái Bình trong vụ xuân 2014 (áp dụng kỹ thuật tưới khô ướt xen kẽ) là 202,56 kg/ha/vụ, giảm 168,7 kg/ha/vụ so với phương pháp để ngập nước thường xuyên. Đồng thời, lượng phát thải N2O cũng giảm khoảng 3 kg/ha/vụ.

Theo bà Hạ Thúy Hạnh, kỹ thuật quản lý nước ngập khô xen kẽ và phân bón cân đối với mật độ gieo trồng có xu hướng cho năng suất cao, giảm phát thải khí nhà kính.

Người dân tham gia mô hình nắm rõ, áp dụng được các tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác lúa, góp phần giảm lượng khí phát thải, tăng hiệu quả kinh tế và mạnh dạn áp dụng vào vụ SX kế tiếp. Tuy nhiên, một số hộ nông dân chưa tuân thủ chính xác thời gian rút nước; chưa quen bón phân khi đất ẩm; lượng phân bón khuyến cáo đã giảm so với tập quán cũ nhưng một số hộ vẫn bón phân cao hơn.

Trong khuôn khổ của dự án, Trung tâm KNQG cũng đã phối hợp với các Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, TT - Huế xây dựng mô hình kỹ thuật chăn nuôi đại gia súc (áp dụng với bò thịt) nhằm giảm phát thải khí nhà kính.

Ông Nguyễn Quang Tuyến, Trạm trưởng Trạm KN huyện Hoài Đức (Hà Nội) cho biết: "Sau khi được các cán bộ khuyến nông hướng dẫn phương pháp phối trộn thức ăn tinh, cùng thức ăn thô xanh, áp dụng FFS (phương pháp lớp học hiện trường), rơm ủ ure vôi, các chủ hộ nông chăn nuôi tham gia mô hình đều khẳng định con vật tiêu hóa tốt hơn, tăng trọng nhanh hơn so với bò không được ăn thức ăn trên".

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm