| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất hữu cơ, học từ những thất bại

Thứ Tư 24/08/2016 , 13:10 (GMT+7)

Theo định nghĩa chính thức của Liên đoàn Các phong trào sản xuất hữu cơ quốc tế (IFOAM) thì: “Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất nhằm duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người.

Nông nghiệp hữu cơ là gì?

Theo định nghĩa chính thức của Liên đoàn Các phong trào sản xuất hữu cơ quốc tế (IFOAM) thì: “Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất nhằm duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người.

Nó dựa chủ yếu vào các quy trình sinh thái, đa dạng sinh học và các chu trình thích nghi với các điều kiện địa phương hơn là sử dụng các yếu tố đầu vào mang đến những ảnh hưởng bất lợi. Nông nghiệp hữu cơ kết hợp phương pháp canh tác truyền thống với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm mang lại lợi ích chung cho môi trường, thúc đẩy mối quan hệ bình đẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả những thành phần tham gia...”.

Vai trò của nông nghiệp hữu cơ, dù cho trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng là nhằm mục đích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ các sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người.

Nhìn chung canh tác hữu cơ giống như tập quán canh tác hàng trăm năm qua như ông bà ta đã làm trước đây, lúc mà chưa có các loại thuốc bảo vệ thực vật bảo vệ mùa màng, các loại phân hóa học, thuốc diệt cỏ, kích thích tố tăng trưởng, cây trồng biến đổi gen… như bây giờ.

Nói đúng hơn canh tác hữu cơ là phương pháp canh tác trên nền tảng canh tác tự nhiên ngày xưa nhưng có sự kiểm soát, tác động của tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nhất là công nghệ sinh học.

Nói thì nghe qua có vẻ đơn giản nhưng thực hiện nông nghiệp hữu cơ lại vô vàn khó khăn từ tốn công sức trong canh tác đến bí đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Tốn đầu vào hơn nhưng đầu ra của sản phẩm hữu cơ có giá bán chỉ ngang bằng sản phẩm thông thường cộng thêm không có cơ chế khuyến khích khiến cho không ít đơn vị tiên phong phải hứng thất bại.

 

Nhen nhóm mô hình

Tuy nhiên giữa bức tranh tối tăm ấy vẫn le lói những đốm sáng mà ở Hà Nội điển hình là Công ty Khai thác tiềm năng sinh thái Hòa Lạc (tiền thân là Trang trại Hoa Viên từ năm 2005). Sở dĩ người chủ của Hoa Viên chọn mô hình canh tác nông nghiệp hữu cơ vì nhận thấy đây là hướng đi có tính bền vững, lâu dài. Thực phẩm hữu cơ có ưu thế vượt trội do tuân thủ quy trình nghiêm ngặt, hoàn toàn không sử dụng phân bón, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng hóa học, có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe con người.

nh-408523685
Nuôi lợn rừng ở trang trại Hoa Viên

 

Canh tác hữu cơ không chỉ cung cấp những sản phẩm có lợi cho sức khỏe mà còn giúp bảo vệ môi trường, cân bằng tự nhiên. Mặt khác, trang trại này có diện tích gần 60ha, nằm sát chân núi Vua Bà (thuộc Vườn Quốc gia Ba Vì) có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển vùng nông nghiệp hữu cơ lớn.

Đó là, có nguồn nước sạch với trữ lượng lớn, diện tích đất rộng và sạch, vùng tiểu khí hậu mát mẻ và thổ nhưỡng thích hợp cho việc canh tác các loại rau rừng và rau bản địa, nguồn phân hữu cơ dồi dào từ trang trại lợn rừng và trùn quế Hoa Viên, có lực lượng lao động đông đảo được đào tạo bài bản, có sự định hướng và giúp đỡ tận tình của Sở NN-PTNT Hà Nội, chính quyền sở tại và các cơ quan ban ngành.

Trên nền tảng ấy, về chăn nuôi, hiện nay Hoa Viên đang nuôi hơn 1.000 lợn nái, mỗi năm cung cấp cho thị trường hơn 10.000 lợn giống và thương phẩm. Khác biệt với số đông, cách nuôi lợn ở đây theo quy trình sinh sản tự nhiên, chủ yếu dựa vào đặc tính sinh trưởng hoang dã và bản năng tự chữa bệnh bằng các loại lá cây rừng.

Thức ăn của chúng chủ yếu là rau, củ, quả được trồng tại trang trại, có bổ sung thêm giun quế và đậu tương nên chất lượng thịt rất thơm ngon, được khách hàng ưa chuộng, sản xuất ra đến đâu bán hết đến đấy.

Về trồng trọt, hiện tại trang trại đang sản xuất rau hữu cơ với diện tích 10ha, chủng loại rau khá phong phú đặc biệt trang trại đã nghiên cứu trồng và phát triển các giống rau rừng, rau bản địa như rau bò khai, rau sắng, rau mỏ, rau dớn…Ngoài ra Hoa Viên còn trồng một số cây ăn quả theo quy trình hữu cơ như thanh long ruột đỏ, khế ngọt, bưởi Diễn, ổi lê, chuối tiêu hồng...

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm