| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất lợn giống ngoại từ đàn cụ kỵ

Thứ Năm 07/11/2013 , 13:33 (GMT+7)

Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Thái Dương là một trong những đơn vị đi đầu về việc nhập khẩu các giống lợn chất lượng cao để sản xuất giống.

Ở nước ta hiện nay, việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong lai tạo lợn giống còn nhiều hạn chế, dẫn đến chất lượng giống không đồng đều. Do đó, việc nhập khẩu các giống lợn ngoại chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sản xuất và môi trường nhiệt đới nước ta là điều kiện tiên quyết để tối ưu lợi nhuận trong chăn nuôi lợn công nghiệp và nông hộ.

Nhập lợn giống cụ kỵ chất lượng cao từ Đan Mạch

Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Thái Dương là một trong những đơn vị đi đầu về việc nhập khẩu các giống lợn chất lượng cao để sản xuất giống, cung ứng hàng vạn con giống tốt cho thị trường mỗi năm.

Đầu tháng 11/2013 này, công ty Thái Dương lại vừa nhập thêm 70 con lợn giống cụ kỵ (gồm các giống Landrace, Large white, Duroc) từ tập đoàn Danbred của Đan Mạch về Việt Nam thông qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Những con giống được chọn từ đàn giống có giá trị di truyền tốt nhất tại Đan Mạch, và cũng là một trong 10 tập đoàn giống tốt nhất trên thế giới hiện nay. Giá trị Index của mỗi con cao nhất từ 127 – 140, và đây cũng là lần đầu tiên việc mua giống cụ kỵ từ nước ngoài về Việt Nam được chọn theo giá trị di truyền giống.

Đây là lần thứ 4 công ty Thái Dương nhập giống lợn từ nước ngoài về Việt Nam. Dòng cụ kỵ này sẽ bổ sung thêm nguồn gen có giá trị cao cho đàn giống hiện có của công ty.

Đợt NK giống vừa qua cũng đã đưa tổng đàn cụ kỵ của công ty lên tới 1.000 con, lớn nhất miền Bắc hiện nay. Đồng thời sự kiện này cũng xác lập một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty: Thái Dương trở thành đơn vị sản xuất thịt lợn thương phẩm lớn thứ 2 tại miền Bắc với tổng đàn gần 60.000 con.

Lý giải tại sao Thái Dương lựa chọn Đan Mạch để thực hiện những bản hợp đồng mua bán lợn giống trị giá lên đến hàng chục tỷ đồng, ông Lê Quang Thành, Tổng Giám đốc công ty cho biết: Nếu xét về năng suất sinh sản; năng suất tăng khối lượng/con/ngày và cả chất lượng thịt, thì Đan Mạch là quốc gia đứng đầu. Sau đó mới đến Mỹ, Tây Ban Nha, Việt Nam, Trung Quốc...

Mặc dù dân số chỉ khoảng 6 triệu dân (gần bằng dân số tỉnh Thanh Hoá), diện tích đất sản xuất nông nghiệp chưa đầy 3 triệu ha (bằng 1/3 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam), nhưng tổng đàn lợn của Đan Mạch lại đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Điều đó chứng tỏ ngành công nghiệp chăn nuôi lợn của Đan Mạch đã đạt đến đỉnh cao, đem lại giá trị kinh tế to lớn cho quốc gia này.

Qua nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu, ông Thành biết rằng các doanh nghiệp và nông dân chăn nuôi lợn ở Đan Mạch đã thành lập và quản lý Trung tâm nghiên cứu heo Đan Mạch nhằm sản xuất, thử nghiệm các giống heo cao sản và tư vấn cho người nông dân. Ngoài ra, để tránh phụ thuộc vào giá cả thức ăn chăn nuôi đang tăng cao, nông dân Đan Mạch đã chủ động một phần bằng cách tự trồng các cây SX thức ăn chăn nuôi.

Ngày nay khoa học trong chăn nuôi của Đan Mạch đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực di truyền giống lợn. Chỉ tiêu này quyết định đến tốc độ sinh trưởng (ADG) tới 30 -40%; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể từ 30 -40%; chất lượng thịt.

Quản lý di truyền giống nghiêm ngặt

Các giống lợn ngoại như Landrace, Large white, Durroc không còn xa lạ đối với nông dân Việt Nam. Tính thích ứng cao với môi trường nhiệt đới nóng ẩm nước ta; khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh và chất lượng thịt thơm ngon, độ nạc cao của các giống lợn này đã được thực tiễn kiểm chứng.

Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp cung ứng lợn giống hiện nay có tư tưởng chạy đua về số lượng con giống, mà chưa quan tâm đến khâu quản lý chất lượng giống và đầu tư các dòng cụ kỵ có nguồn gen tốt.

Theo Viện Chăn nuôi, giống lợn được quản lý bằng sơ đồ giống hình tháp 4 cấp theo chuỗi mới được áp dụng khoảng 5% về số lượng và 12% về sản lượng thịt dẫn đến nguy cơ thoái hoá giống cao, các đặc tính tốt của giống ngày càng mất dần.

Đất nước chúng ta đang đối mặt với một thực trạng đáng buồn, đó là năng suất chăn nuôi thấp, chi phí cho 1 kg tăng trọng cao. Do đó, giá bán cao, không đủ sức cạnh tranh với giá thịt ngoại nhập. Người tiêu dùng phải mua thịt nội với giá cao.

Chính vì vậy công tác giống phải được coi trọng hơn nữa. Việc làm giống không phải là một năm, hai năm là có thể làm được, đòi hỏi tốn nhiều thời gian, ít nhất hàng chục năm. Và để có bộ giống của riêng mình thì cần phải mất ít nhất là 20 năm.

Trong 20 năm đó phải có con giống cụ kỵ thật tốt, cần có đội ngũ cán bộ làm giống có kiến thức và kỹ năng cao, và phải có tình yêu nghề nghiệp. Ngoài ra cần có công nghệ và công cụ quản lý, chọn lọc giống tối tân.

Công ty Thái Dương đã quy tụ được một đội ngũ chuyên gia chăn nuôi có kiến thức và kỹ năng cao gồm 2 giáo sư, hơn 100 kỹ sư, thạc sĩ để thực hiện công đoạn nghiên cứu và sản xuất giống lợn ngoại chất lượng cao tại Việt Nam. Đàn giống cụ kỵ được quản lý bằng công nghệ herman để quản lý di truyền giống một cách nghiêm ngặt.

Đến năm 2018 với bộ giống cụ kỵ như vậy, công ty Thái Dương sẽ đưa tổng đàn nái của lên tới 100.000 con nái bố mẹ và 10.000 lợn nái ông bà. Đây là bộ giống có nguồn gốc từ Đan Mạch có năng suất cao nhất trên thế giới hiện nay.

Trong 3 năm tới, mục tiêu của Cty là sản xuất ra đàn cụ kỵ tại Việt Nam với giá trị di truyền giống tốt, nhằm cải thiện chất lượng giống hiện có ở nước ta và của chính công ty.

Ông Thành cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa con giống này ra nhân giống, chọn lọc để tạo ra các thế hệ mới chất lượng cao. Khoảng 10 năm tới công ty sẽ cung cấp ra thị trường trên 72.000 con lợn giống các loại; trên 2 triệu con lợn thương phẩm, trở thành công ty có đàn giống lợn lớn nhất khu vực phía bắc Việt Nam".

“Yếu tố đầu tiên quyết định đến hiệu quả chăn nuôi đến từ con giống. Nó quyết định 34 – 40% hiệu quả chăn nuôi đối với con lợn về: tốc độ sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn và chất lượng thịt. Và về mặt di truyền không thể một lúc là có thể tạo ra con giống chất lượng tốt được.

Muốn làm được điều này, chúng ta phải nhập được giống tốt từ các nước tiên tiến nhất trên thế giới, về Việt Nam lại tiếp tục cải tạo giống, nhân giống, chọn lọc giống để tạo ra các dòng giống mới cung cấp cho thị trường”, Tổng Giám đốc công ty Thái Dương Lê Quang Thành.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm