| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP

Thứ Tư 19/01/2011 , 10:21 (GMT+7)

Nhằm nâng cao chất lượng, giá trị lúa hàng hóa cho nông dân, Trung tâm KNKN Kiên Giang đã triển khai chương trình sản xuất lúa theo hướng GAP trên địa bàn các huyện trọng điểm về nông nghiệp. Qua 2 năm triển khai, chương trình này đã khẳng định hiệu quả kinh tế và được đông đảo bà con nông dân đăng ký tham gia.

Nhiều năm qua nhờ được tiếp cận và thụ hưởng những chủ trương, chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn nên trình độ sản xuất của bà con nông dân có nhiều tiến bộ, đời sống tinh thần và vật chất được nâng lên. Ở lĩnh vực trồng trọt, những năm qua ngành nông nghiệp đã tập trung đẩy mạnh sản xuất lúa theo hướng GAP nhằm gia tăng chất lượng lúa gạo bằng cách sản xuất theo những yêu cầu và đòi hỏi của quy trình GAP.

Theo đó, sản phẩm lúa gạo làm ra không chứa dư lượng hóa chất và vi sinh vật gây hại. Đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ sản xuất đến tiêu thụ, truy nguyên được nguồn gốc. Từ những định hướng trên, vụ hè thu 2009 Trung tâm KNKN Kiên Giang bước đầu thử nghiệm xây dựng mô hình sản xuất lúa theo hướng GAP trên quy mô 80ha ở TP Rạch Giá và huyện Hòn Đất. Mục tiêu chính của chương trình là hướng nông dân tiếp cận 4 tiêu chí của GAP gồm: sản phẩm được an toàn và có chất lượng, an toàn cho người sản xuất, bảo vệ môi trường và truy tìm được nguồn gốc sản phẩm. Tạo thói quen cho nông dân trong việc lập sổ ghi chép quá trình sản xuất lúa và chuyển giao, ứng dụng đồng bộ nhiều biện pháp kỹ thuật trong canh tác lúa chất lượng cao…

 Việc ứng dụng tốt quy trình sản xuất lúa theo hướng GAP đã giúp nông dân giảm được 50% lượng giống, giảm chi phí phân bón, thuốc BVTV và công phun xịt (khoảng 1 triệu đồng/ha) mà năng suất lúa vẫn đạt 5,2 tấn/ha/vụ. Từ đó, góp phần hạ giá thành sản xuất lúa còn 2.607 đồng/kg.

Từ kết quả khả quan trong vụ hè thu 2009; trong năm 2010 Trung tâm tiếp tục triển khai 140ha ở 3 địa điểm là TP Rạch Giá, huyện Giồng Riềng và Hòn Đất. Kết quả bước đầu của vụ hè thu 2010 cho thấy: Mô hình sản xuất lúa theo hướng GAP đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng dẫn người dân ghi chép chi phí sản xuất để hạch toán kinh tế và có thể truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Giá thành sản xuất lúa còn 2.458đồng/kg, thấp hơn so với đối chứng 674 đồng và lãi cao hơn 5 triệu đồng/ha.

Nhằm khảo nghiệm trên các vùng sinh thái khác nhau trong tỉnh, Trung tâm còn triển khai xây dựng mô hình sản xuất lúa mùa Một Bụi lùn trắng theo hướng Global GAP trên địa bàn huyện An Minh và U Minh Thượng. Với mục tiêu tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời hướng đến việc phục tráng và xây dựng thương hiệu lúa mùa Kiên Giang. Trong vụ mùa 2010 – 2011, Trung tâm đã triển khai thử nghiệm trên diện tích 40ha, yêu cầu của mô hình là phải đạt 33/54 điểm kiểm soát (tiêu chí), trong đó có 22 điểm bắt buộc và 5 điểm khuyến khích thực hiện.

Mặc dù thời điểm xuống giống trễ hơn so với những năm trước do ảnh hưởng của nắng hạn và xâm nhập mặn nhưng nhìn chung diện tích các trà lúa đều phát triển tốt. Các tiêu chí như ghi chép sổ sách, sử dụng phân bón, thuốc BVTV… nông dân thực hiện tốt, đạt yêu cầu. Bên cạnh đó một số điểm kiểm soát đạt tỷ lệ rất thấp, chủ yếu là các điểm liên quan đến cơ sở vật chất như nhà vệ sinh tự hoại, kho chứa thuốc BVTV, nơi trộn và lưu giữ phân bón, các công việc ghi chép phức tạp… do đời sống vật chất và trình độ dân trí trong khu vực còn hạn chế.

Kiên Giang với diện tích sản xuất lúa hàng năm hơn 600.000 ha, nếu 50% diện tích áp dụng tốt quy trình sản xuất theo hướng GAP thì nông dân có thêm nguồn thu nhập hàng trăm tỷ đồng từ việc tiết kiệm giống, sử dụng phân bón, thuốc BVTV hợp lý.
Về hiệu quả kinh tế cho thấy, so với diện tích lúa mùa đại trà thì năng suất mô hình đạt cao hơn, giá lúa mùa cao hơn lúa ngắn ngày 1.000 đồng/kg. Đặc biệt lúa mùa Một Bụi lùn trắng còn có khả năng chống chịu phèn mặn cao nên hạn chế rủi ro do điều kiện bất lợi của thời tiết. Về mặt xã hội đã tác động đến ý thức của người dân, hướng nông dân sản xuất theo xu hướng nông nghiệp sạch và nắm được các biện pháp phục tráng giống đơn giản nhằm duy trì và xây dựng thương hiệu cho lúa mùa Một Bụi lùn trắng cho vùng U Minh Thượng.

Qua 2 năm triển khai trên các vùng sinh thái khác nhau trong tỉnh, mô hình sản xuất lúa theo hướng GAP đã mang lại kết quả khả quan, được nông dân trong tỉnh hưởng ứng và lãnh đạo tỉnh nhà đặc biệt quan tâm. Sở NN-PTNT Kiên Giang chỉ đạo Trung tâm KNKN Kiên Giang xây dựng đề án “Sản xuất lúa theo hướng GAP năm 2011”. Mô hình sẽ thực hiện một số nội dung chủ yếu như gieo sạ thưa, đồng loạt, né rầy, sử dụng lúa giống cấp xác nhận, giống lúa có năng suất, phẩm chất tốt và chống chịu sâu bệnh. Hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón cân đối, hợp lý; dùng thuốc BVTV theo 4 đúng, tưới nước tiết kiệm theo từng giai đoạn sinh trưởng, tăng cường cơ giới hoá để giảm thất thoát trong khâu thu hoạch, phơi sấy, tồn trữ…

 Nông dân tham gia phải thực hiện tốt việc ghi chép sổ tay sản xuất theo hướng Global GAP, tạo nơi tồn trữ phân bón, thuốc BVTV, nơi pha thuốc BVTV tập trung, nhà vệ sinh tự hoại, tủ thuốc gia đình… Dự kiến mỗi vụ sẽ triển khai 1.000ha, trong đó Tân Hiệp 400ha, Giồng Riềng 200ha, Gò Quao 100ha, Châu Thành 100ha, Rạch Giá 100ha và hai huyện An Minh, An Biên mỗi huyện 50ha.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Đồng Tháp trang bị gần 1.580 trạm bơm phục vụ lúa hè thu

Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, hiện nay vụ lúa hè thu 2024 toàn tỉnh đã xuống giống hơn 130.000/186.500ha theo kế hoạch, các trà lúa đang trong giai đoạn mạ xanh và làm đòng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm