| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất ngày càng khó

Thứ Năm 08/11/2012 , 10:04 (GMT+7)

Có nghề tưởng làm ngon ơ như trồng nấm, nuôi gà… nhưng có đi sâu tìm hiểu thì mới thấy được nghề nào, việc nào cũng có cái khó riêng.

Có nghề tưởng làm ngon ơ như trồng nấm, nuôi gà… nhưng có đi sâu tìm hiểu thì mới thấy được nghề nào, việc nào cũng có cái khó riêng.

>> Từ cần câu đến... con cá
>> Dạy thật, học thật

Bỗng dưng bị xóa sổ?

Trong tất cả các nghề nông nghiệp, dường như nghề SX nấm nằm ngoài quy luật “được mùa thì mất giá, được giá lại mất mùa”. Đó là khẳng định chắc như đinh đóng cột của ông Đới Văn Ngọc, GĐ Trung tâm Dạy nghề công lập huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) cũng như nhiều chủ trang trại trồng nấm mà tôi tiếp xúc.

Lạ ở chỗ, cứ năm nào nấm được mùa, sản lượng càng nhiều thì y rằng năm đó giá nấm càng đắt và có giá trên thị trường. Đương nhiên, được lợi ở đây chính là người trồng nấm. Từ 1 tấn rơm rạ có giá khoảng 500.000 đồng + túi bóng, giống (1 triệu đồng) + tiền nhân công (3 triệu đồng) = 4,5 triệu đồng, sẽ cho ra khoảng 7 tạ nấm thương phẩm.

Nếu tính giá hiện tại trên thị trường là  25.000 đ/kg, người trồng nấm sẽ bỏ túi 10 triệu đồng ngon lành trong khoảng thời gian 3 tháng. Giá trị mà cây nấm đem lại gấp đôi, có khi gấp ba lần trồng lúa.

Để mở một nhà trồng nấm với quy mô gia đình thì không quá khó. Nhưng muốn mở rộng SX, phát triển kinh tế với quy mô trang trại lại là một bài toán khiến nhiều hộ dân phải đắn đo. Tất nhiên, không phải ai cũng may mắn như gia đình ông Đới Văn Giang (Nghĩa Thịnh, Nghĩa Hưng) có thể thuê được mảnh đất vài nghìn mét vuông với thời gian thuê là vô thời hạn.

Giọng buồn buồn, ông Đới Văn Ngọc kể về việc mới đây một vài trang trại trồng nấm rộng trên 1 ha của các hộ gia đình tại xã Hoàng Nam, huyện Nghĩa Hưng đang vào độ “phát” thì bỗng nhiên bị xóa sổ. Bởi, những hộ này muốn mở rộng diện tích trang trại trồng nấm nên đã tìm đến các ngân hàng để vay vốn.

Yêu cầu của phía ngân hàng là phải chứng minh được diện tích đất trang trại hiện có là chính chủ (có số đỏ). Nhưng có một sự thật: Đất đi thuê thì lấy đâu ra sổ đỏ. Thế là rất nhiều hộ đã giã từ "sự nghiệp trồng nấm" của mình để về với hai bàn tay trắng. Thật chua xót!

Chưa hết, anh Trần Văn Toàn, PGĐ Trung tâm Dạy nghề huyện Nghĩa Hưng còn cho biết, trang trại trồng nấm mà trung tâm phối hợp với một số hộ dân xã Nghĩa Trung cũng mới bị thu hồi đất. Thế là mồ hôi, công sức của bao nhiêu con người ăn cùng nấm, ngủ cùng nấm nay đều bị hóa thành bọt biển.

Chủ trại nấm Đới Văn Giang thở dài: "May mà mấy năm liền tôi làm nấm có lãi nên đã trả hết số nợ và rút được bìa đỏ ở ngân hàng chứ nếu không chỉ có nước ra trại nấm mà ngủ. Vừa qua, cơn bão Sơn Tinh còn đánh sập hai lán trại trồng nấm của tôi, ước tính thiệt hại khoảng 150 triệu đồng. Tôi đang nhờ người dựng lại lán trại để kịp vụ nấm từ nay đến Tết, không ai ngờ rằng cơn bão lại khủng khiếp đến thế”.

Thủ công èo uột

Để đề án 1956 hoàn thành “sứ mệnh” phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá NN-NT... rất cần sự quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn nữa trong công tác thực hiện, tránh sự hời hợt, hình thức. Đồng thời cần thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động giúp họ có thể giữ được “cần câu cơm”.

Như đã thông tin ở bài trước, hiện nay một số nghề thủ công như móc sợi, mây tre đan…người dân cũng chỉ tham gia SX ở mức độ cầm chừng. Vì phụ thuộc quá nhiều vào đầu ra là thị trường xuất khẩu nên chúng ta rất dễ bị động. Một khi thị trường nước ngoài “ốm yếu” hoặc “ho” một cái là đầu ra của của các sản phẩm này gần như chết chẹt.

Khí hậu nước ta nóng ẩm, nhiệt đới rất dễ gây mốc dẫn đến hỏng các sản phẩm là từ sợi hóa học, bẹ chuối. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu để làm ra các mặt hàng thủ công từ bẹ chuối hay bèo tây lại hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Hai yếu tố này cộng lại khiến cho mặt hàng thủ công không đảm bảo đủ số lượng cũng như chất lượng cho phía đối tác. Cả đầu vào và đầu ra đều… có vấn đề thì làm sao mặt hàng thủ công có chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu?

Hiện ở Nam Định duy chỉ có mặt hàng chiếu cói đã xây dựng được vùng nguyên liệu SX ổn định. Ông Ngọc cho biết, tại Nam Định, vùng nguyên liệu chiếu cói đang dần hình thành tại các xã ven biển như Nghĩa Thành, Nghĩa Lợi (Nghĩa Hưng). Mỗi tuần các xã này cũng xuất đi được vài xe container cói phục vụ SX trong và ngoài tỉnh. Chỉ có cấy thật, thu hoạch thật, chuẩn bị tốt nguồn nguyên liệu mới có thể xây dựng bền vững các nghề thủ công.

Xem thêm
Tôm hùm bông chết tại Vạn Ninh, Cục Thủy sản đề nghị tăng cường quản lý

Cục Thủy sản đề nghị Cục Thú y hỗ trợ, hướng dẫn địa phương tìm tác nhân để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng tôm hùm chết ở Khánh Hòa.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.