| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất tại chỗ giống cá chép V1

Thứ Hai 07/08/2017 , 15:35 (GMT+7)

Diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hải Dương không ngừng tăng nhanh, trong đó đối tượng nuôi chính là cá chép và rô phi.

Ước tính diện tích nuôi cá chép khoảng 4.000ha, chiếm 40% diện tích nuôi trồng thủy sản. Chỉ tính nuôi cá chép với mật độ 1 con/m2 thì nhu cầu hàng năm lên đến 40 triệu con giống.

14-42-23_cchoepphjkl
Kiểm tra cá chép bố mẹ

Năm 2015 - 2016, Cty CP Giống cây trồng Hải Dương đã thực hiện dự án “Tiếp nhận kỹ thuật sản xuất giống cá chép V1 có giá trị kinh tế cao” với sự chuyển giao và hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc (Viện Nghiên cứu NTTS 1).

Nghiên cứu lai tạo và chọn giống cá chép đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Cá chép V1 là kết quả của chương trình chọn giống và lưu giữ nguồn gen thuỷ sản do GS.TS Trần Mai Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu NTTS 1 chủ trì thực hiện. Sau 15 năm gây tạo và chọn giống đến năm 1998, cá chép V1 đã được Bộ Thuỷ sản công nhận và cho phổ biến rộng rãi trên toàn quốc.

Cá chép V1 đã tập hợp được những đặc điểm di truyền quý, ưu điểm nổi bật với chất lượng thịt thơm ngon, khả năng chống chịu bệnh tốt của cá chép Việt Nam, khả năng tăng tăng trọng nhanh của cá chép Hungary và trứng ít dính của cá chép Indonesia. Tốc độ tăng trọng của cá chép V1 gấp từ 1,5 - 3 lần so với cá chép trắng Việt Nam trong cùng điều kiện nuôi dưỡng. Cá một năm tuổi có kích cỡ trung bình 1 - 1,5 kg/cá thể. Nếu nuôi thưa khả năng đạt 1,5 - 2 kg/cá thể.

Để tiếp nhận đàn cá bố mẹ, Cty đã chuẩn bị 2 ao nuôi. Ao nuôi cá cái trên diện tích 1.000m2, ao nuôi cá đực 1.500m2. Cty đã thực hiện cải tạo ao theo các bước sau: Tháo cạn nước ao cũ ra khỏi ao bằng hệ thống máy bơm. Diệt sạch cá tạp bằng Saponin nồng độ 20ppm (20kg/1.000m3). Bón vôi với liều dùng 10kg/100m2. Phơi đáy ao từ 3 - 5 ngày. Cấp nước vào ao nuôi qua túi lọc, mực nước lấy vào khoảng 1,5m. Xử lý nước ao nuôi bằng Iodin 90 với liều dùng 0,5 l/1.000m3. Kiểm tra, điều chỉnh một số chỉ tiêu môi trường đạt tiêu chuẩn trước khi thả cá. pH thấp có thể bó thêm vôi, sục khí, phun nước nâng cao hàm lượng ôxy hòa tan trong ao nuôi.

Thức ăn được chuẩn bị là thức ăn nhãn hiệu Cargill có độ đạm 30%. Cho ăn trong giai đoạn này chủ yếu nuôi tăng sinh khối để đạt đến kích cỡ cho việc chọn đàn cá bố mẹ hậu bị sau này. Lượng thức ăn cho ăn bằng 3 - 5% trọng lượng thân. Cho ăn 2 lần một ngày. Sáng cho ăn từ 8 - 9 giờ, chiều cho ăn trong khoảng 4 - 5 giờ chiều khi nước bắt đầu mát mẻ.

Dự án đã tiếp nhận 1.732 con cá chép giống hậu bị, kích cỡ tối thiểu 200gram/con gồm 530 con cái và 1.200 con đực do Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc chuyển giao. Mật độ thả 2m2/con đối với cá cái, 1m2/con đối với cá đực.

Đàn cá chép bố mẹ được nuôi vỗ theo quy trình được chuyển giao của Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc. Tỷ lệ chọn lọc đàn bố mẹ đạt 80%. Đến cuối năm 2016 đàn cá bố mẹ còn 1.384 con (đực 986 con, cái 398 con), cá khỏe mạnh, phát triển tốt, trọng lượng đạt trung bình 2.000 - 2.500 gram/con. Cá phát triển tốt, khỏe mạnh, vận động linh hoạt, tiếp tục nuôi vỗ để chuẩn bị sản xuất giống nhân tạo.

Sau 2 năm thực hiện dự án, Cty CP Giống cây trồng Hải Dương đã làm chủ được các quy trình kỹ thuật sản xuất giống. Từ đàn cá giống bố mẹ, đã sản xuất được 10 triệu cá bột tương đương 3 triệu cá hương, khoảng 1,5 triệu cá giống. Tái sản xuất quần đàn được 3.000 cá giống bố mẹ hậu bị. Việc tiếp nhận thành công giống cá chép V1 góp phần xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung về con giống, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn...

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm