| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất thủy sản ước đạt 83.000 tỷ đồng

Thứ Năm 27/06/2013 , 09:58 (GMT+7)

Sáng 26/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám chủ trì Hội nghị sơ kết ngành thủy sản 6 tháng đầu năm, triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm.

Sáng 26/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám chủ trì Hội nghị sơ kết ngành thủy sản 6 tháng đầu năm, triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm.

Báo cáo tại hội nghị, đại diện Vụ Kế hoạch - tài chính (Tổng cục Thủy sản) cho biết, 6 tháng đầu năm, giá trị SX thủy sản ước đạt trên 83.000 tỷ đồng, tăng 2,53% so với cùng kỳ. Trong đó giá trị nuôi trồng thủy sản ước đạt 45.000 tỷ và khai thác thủy sản đạt trên 38.000 tỷ.


Thứ trưởng Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị

Theo ông Bùi Đức Quý, Vụ trưởng Vụ NTTS, năm 2013 được dự báo là năm tình hình dịch bệnh trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng có những diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, bà con vẫn ngại nuôi vì thiếu vốn, lo sợ dịch bệnh bùng phát. Do phải đối mặt với nhiều khó khăn, kết quả sản lượng NTTS 6 tháng đầu năm ước đạt 40,5% kế hoạch cả năm.

Đối với khai thác lại khá thuận lợi khi thời tiết không có nhiều bất ổn, giá xăng dầu tương đối ổn định đã tạo điều kiện cho ngư dân yên tâm SX. Khai thác 6 tháng đầu năm đạt 50,4% so với kế hoạch đề ra, tăng 3,9% so với cùng kỳ.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết, trong thời gian tới, nhiệm vụ trọng tâm đó là phải tháo gỡ khó khăn nhằm thúc đẩy SX trong từng lĩnh vực, đặc biệt là trong khai thác thủy sản.

“Việc đảm bảo an toàn cho ngư dân phải được đặt lên hàng đầu. Tiếp tục hỗ trợ, đảm bảo cho ngư dân ra yên tâm ra khơi SX”, ông Tám nhấn mạnh. Ngoài ra, công tác dự báo ngư trường, hoàn thiện cơ chế chính sách, đẩy mạnh mô hình tổ đội trên biển cũng phải được tiến hành triệt để.

Cũng tại hội nghị, vấn đề tái cơ cấu ngành thủy sản cũng được các đại biểu đưa ra bàn luận. Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng, muốn tái cơ cấu ngành thủy sản, chúng ta cần phải tập trung rà soát lại công tác nuôi trồng và khai thác, từ đó xác định được đối tượng chủ lực, tiềm năng để phát triển.

Thứ hai, ngành thủy sản phải phát huy hơn nữa việc áp dụng KH-CN vào SX, nâng cao giá trị sản phẩm. “Bên cạnh những thị trường có sẵn, chúng ta phải tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là đầu ra cho con cá tra”, ông Tám chỉ đạo.

Xem thêm
'Bóc’ các điểm chăn nuôi lợn quy hoạch đầu nguồn nước

QUẢNG TRỊ Sau một loạt các sự cố môi trường trong chăn nuôi, UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định đưa ra khỏi quy hoạch điểm chăn nuôi lợn đầu nguồn nước.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm