| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất vụ lúa TĐ: 91% hộ có lời

Thứ Ba 06/12/2011 , 09:48 (GMT+7)

Hôm qua (5/12/2011), tại An Giang, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất vụ TĐ năm 2011 và phát triển cánh đồng mẫu lớn năm 2012 tại các tỉnh ĐBSCL.

* Cánh đồng mẫu lớn vừa thực tiễn vừa khoa học.

Hôm qua (5/12/2011), tại An Giang, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất vụ TĐ năm 2011 và phát triển cánh đồng mẫu lớn năm 2012 tại các tỉnh ĐBSCL. Các Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng, Lương Lê Phương cùng tham dự hội nghị.

Lúa TĐ lời trung bình khoảng 11 triệu đồng/ha

Ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt trước khi báo cáo kết quả sản xuất vụ TĐ trong toàn vùng ĐBSCL đã cho các đại biểu xem lại một số hình ảnh từ lãnh đạo đến nông dân quyết tâm bảo vệ đê trong đợt lũ vừa qua để bảo vệ thắng lợi vụ lúa TĐ. Ông Dư cho biết, diện tích xuống giống đạt 671.763 ha/602.400 ha theo kế hoạch, cao hơn cùng kỳ 2010 (511.535 ha) là 160.228 ha; năng suất bình quân ước 4,92 tấn/ha, tăng 0,28 tấn/ha so cùng kỳ; sản lượng ước đạt 3.300.000 tấn, tăng 930 ngàn tấn so với vụ TĐ 2010.

Diện tích lúa TĐ mở rộng nhiều ở các tỉnh Kiên Giang 39.000 ha, Đồng Tháp 38.286 ha, Cần Thơ 20.008 ha, An Giang 18.295 ha, Vĩnh Long 13.139 ha… Cơ cấu giống gồm IR 50404, OM 4900, OM 6976, OM 6162… Theo báo cáo của Sở NN-PTNT các tỉnh, thành ĐBSCL tình hình thiệt hại do lũ gây ra làm mất trắng diện tích lúa TĐ cho đến ngày 26/10/2011 là 8.475ha, chiếm 1,31% diện tích xuống giống.

Theo kết quả điều tra của Viện Lúa ĐBSCL về việc lời – lỗ trong sản xuất vụ lúa TĐ tại 4 tỉnh thành có diện tích canh tác lúa TĐ cho thấy có tới 91% hộ làm lúa TĐ có lời, chỉ 1% thua lỗ và 8% hòa vốn nguyên do tự phát, mới làm lần đầu và nằm ngoài đê bao. Về hiệu quả kinh tế, năng suất lúa đạt 4,22 tấn/ha (lúa khô), với giá lúa cao như hiện nay nông dân có lời trung bình khoảng 11 triệu đồng/ha/vụ. “Với mức lời như vậy thì rất hấp dẫn với người dân, vì nếu không làm lúa vụ này thì không thể sản xuất loại gì để tăng thêm thu nhập” – Cục Trồng trọt nhận xét.

Mặt được của vụ TĐ đã rất rõ ràng, nhưng sản xuất lúa TĐ vẫn còn đặt ra một số vấn đề sau: Cần phải tập trung gia cố đê bao, chuẩn bị máy bơm tát chủ động chống úng vào thời điểm xuống giống và lúa ở giai đoạn mạ. Xuống giống tập trung và đồng loạt theo dự báo né rầy của cơ quan BVTV. Sản xuất lúa TĐ ở những vùng chịu ảnh hưởng lũ cuối vụ cần được hỗ trợ chi phí chống úng. Thời vụ lúa TĐ kéo dài sang tháng 9 sẽ ảnh hưởng đến thời vụ xuống giống lúa ĐX tiếp theo.

Qua đó Cục Trồng trọt đưa ra đề xuất: Phát triển lúa TĐ tại ĐBSCL sẽ ổn định ở mức 600-700 ngàn ha và là vụ lúa chính trong năm với cơ cấu mùa vụ như sau: ĐX - HT - TĐ. Riêng lúa TĐ sau khi sản xuất 2 năm liên tục sẽ có những vùng ngưng sản xuất một vụ để xả nước lũ vào và sẽ luân phiên xả lũ theo kế hoạch trên các cánh đồng trong từng tỉnh và trong toàn vùng. Xuống giống trong tháng 6-7 ở những vùng chịu ảnh hưởng lũ, không xuống giống lúa TĐ muộn hơn 20/8 dương lịch. Quy hoạch chi tiết các ô thủy lợi sản xuất lúa TĐ.

 “Đối với những vùng chưa có hệ thống thủy lợi, đê bao hoàn chỉnh, sản xuất bấp bênh có nguy cơ bị thiệt hại do bất thường của thời tiết, khí tượng thủy văn tuyệt đối không bố trí sản xuất vụ TĐ” - Cục Trồng trọt nhấn mạnh.

Cánh đồng mẫu lớn, tiếp cận nhanh

Tổng diện tích thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn trong vụ HT 2011 là 7.803 ha/8.370 ha, đạt 93,22% so kế hoạch, với 6.400 hộ nông dân tham gia. Hiện nay, có 12/13 tỉnh, thành ĐBSCL và Tây Ninh tổ chức thực hiện cánh đồng mẫu lớn. Theo Cục Trồng trọt, lợi nhuận tăng thêm từ mô hình cánh đồng mẫu lớn trong vụ HT 2011 so với ngoài mô hình cao nhất là tỉnh Trà Vinh 7 - 7,5 triệu đồng/ha; Cần Thơ 2,3 - 2,5 triệu đồng/ha; Long An 2,5 - 3 triệu đồng/ha; Tây Ninh 2,2 - 2,4 triệu đồng/ha.

Xin được nói thêm, mục đích xây dựng cánh đồng mẫu lớn nhằm thực hiện tốt việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ, hiệu quả trên một diện tích lớn. Mô hình cánh đồng mẫu lớn tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu thông qua việc liên kết 4 nhà, sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng… Mô hình mẫu lớn được kế thừa và phát triển từ rất nhiều các mô hình trước đây nên việc nhận thức và tiếp cận nhanh.

Thực tiễn thực hiện cánh đồng mẫu lớn ở ĐBSCL đã hình thành một số hình thức liên kết phổ biến như sau: Tổ chức cung ứng giống lúa đầu vào (Trung tâm giống Tây Ninh); Hợp tác với DN cung ứng phân bón (Cty Bình Điền); Hợp tác với DN thu mua lúa giống (Cty Gentraco); Hợp tác với DN khép kín từ đầu vào đến đầu ra (Cty CP BVTV An Giang). Theo đánh giá của Cục Trồng trọt: Trong tất cả các hình thức hợp tác nêu trên, phổ biến nhất là tổ chức cung ứng giống lúa đầu vào, hợp tác với DN cung ứng phân bón và thuốc BVTV.

Tuy nhiên, trong thực hiện cánh đồng mẫu lớn vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục trong thời gian tới đó là: Mối liên kết 4 nhà cần được đẩy mạnh. Xây dựng cánh đồng mẫu lớn cần phải dựa trên nền tảng xây dựng NTM và phát triển sản xuất theo hướng VietGAP. Việc thu mua lúa gạo là cơ sở để mô hình tồn tại và phát triển.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lương Lê Phương: Cánh đồng mẫu lớn là một cải tiến lớn của ngành nông nghiệp

ĐBSCL có hai sản phẩm quan trọng nhất là lúa và cá. Hội nghị chọn An Giang vì tỉnh này có nhiều DN nhiệt huyết trong thực hiện cánh đồng mẫu lớn. Cánh đồng mẫu lớn là một cải tiến rất lớn của ngành nông nghiệp nước ta. Cánh đồng mẫu lớn để áp dụng KHKT. Cánh đồng mẫu lớn là làm cho nông dân và thể hiện trách nhiệm xã hội của DN. Làm sao để duy trì và nhân rộng cánh đồng mẫu lớn? Phải có quy hoạch. Phải có DN tham gia. DN nên tự nguyện đăng ký. Cần tôn vinh những DN làm tốt việc này. Qua đây tôi cũng ghi nhận sự đóng góp của các nhà khoa học, đặc biệt là Viện Lúa ĐBSCL. 

Ông Nguyễn Hữu Huân, Phó Cục trưởng Cục BVTV: Quản lý chặt các DN quảng cáo thuốc BVTV

Vụ lúa TĐ mật độ nhiễm rầy nâu thấp nhất so với 5 năm qua. Rầy nâu chỉ xuất hiện ở một số tỉnh không đáng kể. Hiện nay, để chuẩn bị cho vụ lúa ĐX 2011-2012, tôi khuyến cáo các địa phương quan tâm đến công tác phòng chống rầy nâu và các loại bệnh trên lúa. Đợt tháng 12/2011 rầy di trú từ 14/12/2011; Đợt tháng 1/2012 di trú từ 13/1 đến 23/1/2012.

Đặc biệt, các địa phương phải quản lý chặt chẽ hệ thống phân phối phân bón và thuốc BVTV nhất là, các DN quảng cáo thuốc BVTV đưa ra quy trình sai. Bà con cần áp dụng các biện pháp 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, chương trình IPM nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Ông Lê Văn Nưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang: Lợi nhuận vụ thu đông 2.200 tỷ đồng

Vụ TĐ năm 2011 An Giang xuống giống 125.884 ha, năng suất đạt 5,9 tấn/ha. Về cánh đồng mẫu lớn tại An Giang DN đã tự tin đầu tư vào cánh đồng mẫu lớn. Nông dân lạc quan. Chính quyền có một mô hình sản xuất mới. Tuy nhiên, An Giang kiến nghị hỗ trợ chi phí bơm rút nước ra, hỗ trợ giống cho nông dân. Hiện nay, nước lũ rút chậm, mực nước lũ trên đồng vẫn còn cao hơn nhiều so với cùng kỳ lũ năm 2010, do đó công tác xuống giống lúa vụ ĐX 2011-2012 sẽ trễ hơn. Chúng tôi đã tính toán chi phí bơm rút nước ra khoảng 1,8 triệu đồng/ha.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng: Sản xuất lúa thu đông, hướng đi đúng

- Ở vụ TĐ năm nay cả ĐBSCL đạt 930.000 tấn lúa, góp phần tăng sản lượng 2 triệu tấn lúa gạo trong năm 2011, đạt 42 triệu tấn lúa trong cả nước. Kế hoạch vụ lúa TĐ 660.000 ha tại các tỉnh ĐBSCL, tăng 1.000 ha, do thị trường lúa gạo tăng nông dân sản xuất tăng theo và thắng đậm ở vụ lúa này. Trong đó có 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp, sản xuất lúa TĐ có diện tích cao nhất so với các tỉnh còn lại. Trước mắt 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp có tiềm năng sản xuất lúa TĐ cho năng suất cao hơn so với các tỉnh khác, nhưng gặp khó do nước lũ ngập sâu ở 2 vùng này. Tuy vụ TĐ vừa qua 2 tỉnh này có bị thiệt hại do lũ nhưng không đáng kể.

- Cánh đồng mẫu là hướng tốt. Tiếp tục mở rộng không phải đắn đo. Cần có chính sách của Chính phủ cho phát triển cánh đồng mẫu lớn. Có chính sách thì các địa phương sẽ phát triển tốt hơn. Chúng ta cũng cần tới nguồn tài trợ của nước ngoài cho cánh đồng mẫu lớn.

- Về vụ ĐX 2011-2012, các địa phương cần quyết tâm xuống giống theo đúng lịch thời vụ. Năm nay chúng ta đang xuống giống trễ nên cần quyết tâm hơn.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hồi sinh giống lúa đặc sản nếp cái hoa vàng Kinh Môn

Hải Dương Giống lúa nếp cái hoa vàng Kinh Môn sau phục tráng cho năng suất và giá trị kinh tế cao hơn so với nếp cái hoa vàng thông thường.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất