| Hotline: 0983.970.780

Sang "Cam" thưởng thức… dế

Thứ Năm 09/09/2010 , 10:01 (GMT+7)

Loại côn trùng này ở Vương quốc Campuchia rất rẻ và phổ biến như người Việt Nam rao bán đậu phộng, bán bắp tại các bến xe, bến phà hoặc nơi công cộng khác.

Nhờ dế mà rất nhiều người dân Campuchia có cuộc sống khấm khá

Dế là món ăn ngon, nhiều chất đạm nhưng nó không khan hiếm và đắt đỏ như ở Việt Nam. Loại côn trùng này ở Vương quốc Campuchia rất rẻ và phổ biến như người Việt Nam rao bán đậu phộng, bán bắp tại các bến xe, bến phà hoặc nơi công cộng khác.

Đong dế bằng lon

Những ngày vừa qua, chúng tôi có dịp tới thăm đất nước của chùa tháp. Đến đây không chỉ được ngắm những chùa tháp vừa nguy nga tráng lệ, vừa cổ kính linh thiêng mà còn được cảm nhận về tình đất, tình người, những món ngon của nước láng giềng anh em Campuchia.

Con đường từ cửa khẩu Mộc Bài đến thủ đô của nước bạn dài trên 200km được trải nhựa phẳng lì. Những ngôi làng san sát, những hàng quán cũng đua nhau mọc lên. Cuộc sống của người dân Campuchia giờ đây đã được cải thiện rất nhiều so với trước.

Lúc đầu những câu chuyện về các món dế ở đất nước này do cánh tài xế kể chúng tôi vẫn không tin, vì thấy dế ở Việt Nam và một số nước khác đã trở nên khan khiếm và chỉ được bán trong các nhà hàng mà thôi. Thế nhưng trên những con đường chúng tôi đi qua, loài côn trùng này được người dân nơi đây bưng từng mẹt, từng rổ, từng thau đi bán dạo khắp nơi với giá vô cùng rẻ. Điều độc đáo ở đây là dế được đong bằng lon, mỗi lon giá 2 ngàn ria (tương đương khoảng 8 ngàn đồng Việt Nam). Họ mời chào khách rất thân thiện, không tranh giành to tiếng như ở Việt Nam mà cứ mỗi lần xe dừng lại, họ lại thay phiên nhau lên mời chào.

Dế ở đây không phải là dế nuôi, mà là dế tự nhiên. Vào mùa này, dế rất nhiều, có những đêm người dân ở tỉnh Pê Xờ Pông bắt được khoảng 8 đến 10 tấn dế. Người dân làm sạch dế rồi chế biến bằng nhiều cách thức khác nhau như: chiên giòn, hoặc chiên nước nắm, luộc, kho với ớt tươi… Khi thưởng thức, chúng ta cảm nhận được hương vị thơm ngon, béo vừa bùi của nó. Ai qua đây mà không thưởng thức món ăn này xem như chưa đến Campuchia. Món dế tuy bình dân, nhưng thật nồng ấm, thật chân chất như người Campuchia vậy.

Theo quan sát của chúng tôi, mỗi lần xe qua phà Nét Lương bắc qua dòng sông Mê Kông thơ mộng, các đoàn xe lại dành một chút thời gian nán lại nơi đây để du khách có thể thả hồn vào những món dế vàng rộm. Họ đều nô nức vừa đổi tiền của nước mình sang tiền ria của Campuchia rồi mỗi người mua một vài lon dế. Vừa cho vào miệng nhai nhẹ nhàng thấy vị giòn của dế chiên, vị mặn bùi và cay của dế kho, vị thơm của nước mắn, gia vị sả ớt hòa quyện với nhau thật tuyệt vời...

Nhiều du khách tới Campuchia còn có những trò theo kiểu những chú mục đồng ngày xưa là vừa dạo bộ vừa cầm chai nước để bắt dế. Anh Nguyễn Văn Long, một người thường xuyên qua Campuchia làm ăn, nói: “Các món dế ở Campuchia rất ngon, giờ mỗi lần sang đây là tôi phải thưởng thức cho đã đời. Nó không cao sang như ở Việt Nam, mà ở đây họ đựng trong những túi nilon mang vào những rạp hát, công viên ăn giống như ăn bắp rang hay đậu phộng rang như ở mình vậy. Mùa mưa này ngồi nhâm nhi món dế với ly rượu thì còn gì bằng”. 

Mưu sinh nhờ dế

Sau những trận mưa, lũ dế lại ngoi lên mặt đất bò khắp mọi nơi. Lúc trước, người dân nơi đây vẫn xem dế là một loài côn trùng gớm ghiếc không ai thèm để ý. Nhưng dần già họ đã thấy được giá trị về kinh tế và dinh dưỡng của loài côn trùng này. Tiếng lành đồn xa, nhiều người dân đã lấy nghề bán dế làm nghề sinh sống chính và đã xuất khẩu loại côn trùng này sang tận Thái Lan. Giờ đây, bán dế đã trở thành nghề mưu sinh chính của rất nhiều người dân Campuchia, nhất là người già, trẻ em và người thất nghiệp.

Sở dĩ nhiều người dân Campuchia có thể mưu sinh bằng nghề bắt dế như vậy là bởi ở Vương quốc này đất đai còn phong phú. Người Campuchia có thói quen làm ruộng một vụ và đặc biệt là không sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu nên đây là điều kiện rất lý tưởng cho nhiều côn trùng phát triển và sinh sống, đặc biệt là loài dế...

Người Campuchia có cách bắt dế cũng như nhiều loại côn trùng khác một cách độc đáo và hữu hiệu. Người ta đóng những khung tre hoặc tầm vông, ở ngay các bìa ruộng, hoặc chung quanh sân nhà, có kích thước cao chừng 2mét, ngang khoảng 3mét và phủ lên trên cái khung đó một miếng nilon màu trắng, trong, phía dưới gần mặt đất uốn cong như một cái máng, có chứa nước muối. Ban đêm người ta gắn một bóng đèn có tia màu tím, thắp sáng bằng bình ắc quy, và thế là các loại côn trùng đua nhau bay tới tấp vào đó và rơi xuống máng phía dưới. Sáng ra người ta tha hồ vớt dế các loại có khi bằng... thúng.

Du khách mỗi lần đến Campuchia đều cho rằng đây là thiên đường của những loài dế, thiên đường của những món dế thơm ngon và bình dân. Dọc các trục đường, những hàng quán mọc lên trưng bày vô vàn là dế trong túi nilon có, trên mẹt, rổ… với rất nhiều màu sắc như vàng của dế chiên giòn, đen của dế luộc, đỏ của dế kho với ớt tươi… trông rất bắt mắt và ngon miệng.

Rời Campuchia, những đoàn khách lại một lần nữa dừng lại để có thể thưởng thức món dế thêm chút nữa, để hương vị của dế Campuchia vẫn còn đọng mãi trong trong tâm trí của mỗi người khi đến với đất nước tươi đẹp Campuchia.khá.08092010181110_1.JPG

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Mộc Châu chính thức được công nhận là Khu du lịch quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) vừa ký Quyết định công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.