| Hotline: 0983.970.780

Sáng kiến rừng ngập mặn cho tương lai

Thứ Sáu 20/09/2013 , 10:56 (GMT+7)

Vừa, tại Quảng Nam đã diễn ra cuộc họp lần thứ 10 về "Sáng kiến Rừng ngập mặn cho tương lai (MFF)".

Vừa, tại Quảng Nam đã diễn ra cuộc họp lần thứ 10 về "Sáng kiến Rừng ngập mặn cho tương lai (MFF)".

Gần 100 đại biểu đại 9 nước thành viên của MFF gồm: Banglades, Ấn Độ, Indonesia, Maldives, Pakistan, Seychelles, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam tham dự. Chương trình tập trung thảo luận các vấn đề về nâng cao sức chống chịu của cộng đồng ven biển với biến đổi khí hậu.

MFF là một sáng kiến khu vực nhằm giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu và và bảo tồn hệ sinh ven biển trước những tác động của quá trình phát triển. Bắt đầu từ năm 2007, thông qua Ban điều phối Quốc gia tại mỗi nước thành viên, sáng kiến đã tài trợ cho các địa phương thực hiện các hoạt động tăng cường sức chống chịu của cộng đồng ven biển sống phụ thuộc vào hệ sinh thái.


Rừng ngập mặn Cẩm Thanh, TP Hội An, Quảng Nam

Trên thế giới, đặc biệt là châu Á, nơi 60% dân cư sống tại ven biển, các hoạt động của con người cùng tác động của biển đổi khí hậu ngày càng làm tăng tính dễ bị tổn thương của cộng đồng ven biển. Với 3.260 km bờ biển, 3.000 đảo ven bờ và 2 quần đảo ngoài khơi, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng ven biển châu Á.

Theo báo cáo của Ban điều hành MFF, vùng bờ biển, các hệ sinh thái cũng như cộng đồng dân cư ven biển Việt Nam là những đối tượng dễ bị tổn thương trước đe đọa của thiên tai, đặc biệt là biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bão lũ và sóng thần.

Với tư cách là thành viên của MFF, trong 3 năm qua, Ban điều hành MFF đã hỗ trợ Việt Nam triển khai 15 dự án về phục hồi hệ sinh thái và cải thiện sinh kế ven biển, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên ven biển phong phú, đảm bảo an sinh xã hội và an ninh sinh thái với kinh phí hơn 1 triệu USD.

Kể từ khi trở thành quốc gia thành viên chính thức vào năm 2010, đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức cuộc họp Ban chỉ đạo khu vực MFF. Sự kiện này thể hiện ghi nhận của quốc tế với những nỗ lực của Việt Nam trong công tác quản lý các hệ sinh thái ven biển.

Ông Phạm Ngọc Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển & hải đảo Việt Nam khẳng định: “Nhận thức được lợi ích từ việc MFF tiếp tục hỗ trợ Việt Nam giải quyết những thách thức đối với vùng ven biển, chúng tôi cam kết sẽ nỗ lực tham gia các hoạt động của MFF để cải thiện sức chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu cho cộng đồng ven biển Việt Nam”.

Cuộc họp này là dịp để các thành viên MFF trong khu vực chia sẻ các bài học kinh nghiệm và những nỗ lực chung nhằm giải quyết các vấn đề ven biển, cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư trước những nguy cơ và thách thức do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sóng thần.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm