| Hotline: 0983.970.780

Sáng kiến sản xuất nấm linh chi

Thứ Sáu 18/09/2015 , 07:10 (GMT+7)

Sáng kiến SX giống cấp 2 nấm linh chi sử dụng môi trường que sắn của KS Võ Văn Vinh và cộng sự (Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ tỉnh Gia Lai).

Nhờ đó tạo ra quả thể nấm đạt chất lượng cao, to đều, đẹp cung cấp nấm linh chi trên thị trường giá rẻ để sử dụng, bảo vệ sức khỏe.

Tác giả cùng cộng sự đã mạnh dạn thử nghiệm quy trình: Thay đổi giống cấp 1 dùng môi trường thạch sang môi trường dạng hạt; giống cấp 2 từ môi trường hạt sang môi trường que sắn. Mục đích để tăng nhanh sinh khối hệ sợi nấm vì môi trường hạt dễ phân tán hơn môi trường thạch nên khi chuyển sang nhân giống cấp 2 hệ sợi nấm phát triển nhanh và mạnh.

Với que sắn, anh Vinh cho biết nên sử dụng cây sắn đã thu hoạch củ có đường kính 3 - 4 cm là tốt nhất, không sử dụng cây đã bị mốc, mọt hoặc mục, non.

Dùng dao bào hết lớp vỏ bên ngoài, cưa thành khúc có độ dài 8cm, chẻ mỗi khúc thành 6 - 8 que nhỏ có kích thước tương đối đều nhau (gọi là que sắn). Phơi các que sắn ngoài trời nắng cho khô hoàn toàn, đựng trong bao để sử dụng dần. Khi xử lý tuyệt đối không sử dụng hóa chất chống mối, mọt, mốc.

Về phương pháp xử lý, theo anh Vinh, cần ngâm que sắn trong nước vôi 5% khoảng 12 - 16 giờ, rửa qua nước lạnh 3 - 4 lần cho sạch, luộc sôi 15 phút, vớt ra để nguội rồi trộn với cám gạo 5%, cám bắp 5%, điều chỉnh độ ẩm khoảng 65 - 70%.

Hấp khử trùng que sắn: Sử dụng loại bịch nhựa PP chịu nhiệt có kích thước 16 x 26 cm, xếp que sắn vào, phía miệng bịch nhét nút bông làm cổ nút và bọc giấy báo trên đầu bịch hấp thanh trùng ở nhiệt độ 121 độ C, thời gian hấp 60 phút, để nguội tiếp tục cấy giống cấp 2. Tỷ lệ nhân giống: Từ một chai giống cấp 1 môi trường hạt nhân ra được 25 bịch giống cấp 2 môi trường que sắn.

Cấy sang bịch phôi: Công đoạn này kết sức nhẹ nhàng, dễ thao tác. Dùng panh kẹp từng que giống  cắm vào bịch mùn cưa, cứ mỗi bịch một que giống.

16-43-23_nm-linh-chi

Quy trình và cách làm trên đã mang lại hiệu quả rõ rệt: Nhân giống cấp 2 sử dụng môi trường que sắn đạt được 5.500 bịch mùn cưa nguyên liệu/1ống giống gốc (quy trình cũ chỉ đạt 3.000 bịch/1 ống giống gốc). Từ đó giá thành 50.000 đ/ bịch nguyên liệu (quy trình cũ 70.000 đ/bịch nguyên liệu).

Không chỉ dừng ở giá thành, quy trình này còn giúp  tiết kiệm đươc thời gian nhân giống được 5 ngày cho một lần làm ra được một mẻ nguyên liệu cung cấp cho các trại nuôi trồng. Công cấy giống cũng tiết kiệm rất lớn. Trước đây một ngày công cấy giống chỉ làm được 600 bịch phôi. Bây giờ dễ thao tác nên mỗi ngày công làm được 2.000  bịch phôi.

Chất lượng thương phẩm: Năng suất đồng đều hơn quy trình cũ. Với cùng điều kiện SX sử dụng theo phương pháp mới tỷ lệ bịch phôi đạt yêu cầu lên đến 80 -9 9%. Trong khi đó theo quy trình cũ chỉ đạt trên 50 - 90%. Quả thể nấm to, dày, đều, đẹp.

Bịch phôi nuôi trồng có tốc độ lan sợi nhanh và đồng đều nên quả thể nấm linh chi to, đẹp, năng suất cao.

KS Võ Văn Vinh cho biết thêm: "Quy trình mới của chúng tôi là sử dụng que sắn làm môi trường nhân giống cấp 2 nấm linh chi, làm lợi lớn cho trung tâm cũng như các đơn vị nhận chuyển giao công nghệ. Sử dụng cây sắn thay cho lúa là để tận dụng phế thải trong nông nghiệp, dễ áp dụng, hiệu quả kinh tế...".

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm