| Hotline: 0983.970.780

Sáng làm cán bộ, chiều làm nông dân

Thứ Tư 11/09/2013 , 10:14 (GMT+7)

Trong thời bao cấp, ông chủ nhiệm HTX rất "oách", thế nhưng trong giai đoạn này, ông chủ nhiệm HTX lại bị lép vế.

Trong thời bao cấp, ông chủ nhiệm HTX rất "oách", thế nhưng trong giai đoạn này, ông chủ nhiệm HTX lại bị lép vế. Hầu hết chủ nhiệm HTXNN, sáng lên cơ quan, chiều ra đồng làm ruộng để kiếm thêm thu nhập.

NGƯỜI TRẺ KHÔNG THÈM LÀM

Ông Võ Đắc, Chủ nhiệm HTXNN Điện Tiến 3 (Điện Bàn, Quảng Nam), tâm sự: “Anh em chúng tôi sinh ra từ nông thôn nên hiểu cái khổ, khó của người nông dân. Dù có khó khăn đến chừng nào chúng tôi cũng cố gắng duy trì HTX với mong muốn mang lại lợi ích cho xã viên”.

Ông Đắc đã làm Chủ nhiệm HTX 15 năm, trong thời gian đấy, sáng ông lên cơ quan làm việc, chiều lại cùng vợ con vác cuốc, bình phun thuốc ra đồng. Ông Đắc chia sẻ: “Hằng năm, vào vụ thu hoạch tôi mới có mặt ở cơ quan cả ngày, còn không chỉ làm một buổi. Mỗi tháng đem về cho vợ hơn 1,2 triệu đồng. Chú tính xem, thời đại này cái gì cũng đắt, từng ấy tiền chỉ đủ mừng mấy đám cưới là hết. Có tháng họp hành nhiều, chạy ngược chạy xuôi tiền xăng ngốn mất 500 ngàn đồng. Hoặc công việc nhiều tiền điện thoại mất 200 ngàn đồng. Nhưng mình không bỏ được, xã viên tin tưởng bầu mình lên. Ruộng đồng cần nước, sâu bệnh hại lúa thì anh em trong Ban chủ nhiệm chạy đôn, chạy đáo lấy nước, tìm mua thuốc sâu để phòng trừ”.

Cũng giống với ông chủ nhiệm, ông Hồ Tiến Hòa, Kế toán HTXNN Điện Tiến 3, tính đến nay đã làm kế toán 13 năm. Mỗi tháng, ông Hòa chỉ bỏ túi hơn 1 triệu đồng tiền lương. Tôi hỏi: Sao lương thấp vậy mà vẫn làm? Ông Hòa cười: “Đúng là thấp hơn lương cơ bản nhưng tôi không thể bỏ HTX được, anh em ở đây làm vì quê hương, vì bà con. Có HTX, bà con không phải mua phân bón giả, thuốc sâu giả với giá cao. Đấy là điều mà Ban chủ nhiệm vui nhất”.


Sáng làm cán bộ, chiều làm nông dân

Ngoài chức vụ kế toán, ông Hòa cùng vợ làm thêm một mẫu ruộng và chăn nuôi lợn. Ông Hòa có ba người con đang đi học. “Nói thật với chú, đồng lương làm HTX nuôi bản thân cũng không đủ chứ nói gì đến vợ con. Nhiều lúc đang vào vụ mùa lúa chín ngoài đồng nhưng phải lên HTX làm, vợ cũng cằn nhằn lắm. Nhưng biết làm sao giờ, thế hệ già thì không còn ai muốn gánh vác, còn thế trẻ mời làm cũng chẳng thèm”, ông Hòa chia sẻ.

Ông Võ Ngọc Kỳ, Phó Chủ nhiệm HTXNN Tam Phước 1 (Tam Phước, Phú Ninh) cũng chẳng khác gì ông Hòa, ông Kỳ làm Phó Chủ nhiệm 15 năm nay, với thu nhập hiện nay 1,5 triệu đồng/tháng, thế nhưng nguồn thu chính của gia đình ông vẫn là làm ruộng.

“Nhà làm 7 sào ruộng, đến thời điểm thu hoạch không thể vắng mặt ở HTX để thu mua lúa giống cho bà con, do đó nhà tôi thiếu người gặt lúa. Cũng vì thế mà có năm, ruộng nhà tôi gặt chậm một ngày bị ngập lụt, lúa lên mầm. Sau đó, gặt về làm thức ăn chăn nuôi nhưng biết làm sao khi lo công việc xã hội thì phải hi sinh của cá nhân”, ông Kỳ kể .

VỢ KHÔNG NHÌN THẤY LƯƠNG CHỒNG

Mặc dù là đơn vị thuộc khu vực miền núi nhưng HTXNN Canh Vinh 2 (Vân Canh, Bình Định) đã sớm thực hiện tinh giảm nhân lực, một người đảm đương nhiều việc nhằm nâng cao thu nhập cho cán bộ trong Ban chủ nhiệm. Thế nhưng, dù cố gắng đến mấy hiện nay thu nhập bình quân của 5 người trong Ban chủ nhiệm HTXNN Canh Vinh 2 cũng chỉ 1,9 triệu đồng/người/tháng. Ông Nguyễn Ngọc Sang, Chủ nhiệm HTX, tâm sự: “Với mức thu nhập này thì anh em cũng chỉ đủ uống trà và đổ xăng đi làm chứ chẳng thể có dư mang về nhà”.

Trong khi đó, vợ chồng ông Sang có những 4 đứa con, 2 con gái lớn đang học đại học ở TP HCM, một đứa sắp ra trường, một đứa đang học năm 2. Tháng nào vợ chồng ông Sang phải gửi vào TP Hồ Chí Minh khoảng 5 triệu đồng để 2 đứa con nộp tiền học. Do đó, sau một buổi làm việc tại trụ sở HTX, ngày nào ông Sang không lên rừng chăm tỉa hơn 3 ha đất trồng cây keo lai thì cũng ở nhà cùng vợ ra đồng chăm sóc 6 sào ruộng.

Ông Sang thật thà: “Làm nông dân thuần túy nhiều khi còn sướng hơn anh em tụi tui vì còn có giờ nghỉ. Đằng này, mỗi ngày đã mất ở HTX một buổi, chỉ còn một buổi làm công chuyện nhà nên anh em tụi tui hầu như phải làm đầu tắt mặt tối để vợ… khỏi la. Thu nhập từ công việc ở HTX ít ỏi là vậy làm sao cáng đáng nổi chuyện ơn nghĩa láng giềng, con cái học hành. Muốn có thu nhập thêm phải nai lưng ra làm thêm việc nhà thôi”.

Tính đến nay, ông Sang đã làm ở HTXNN Canh Vinh 2 tròn 12 năm. Trong 12 năm đó, đã không ít lần ông Sang tâm sự để vợ ông thông cảm cho cái công việc thu nhập kém ở HTX mà không cằn nhằn để ông yên tâm đi làm. “Nếu thấy việc khó, làm ít ra tiền ai cũng quay mặt hết thì xã hội sẽ ra làm sao. Với lại gắn bó với đồng ruộng đã quen, nghỉ thì buồn lắm”, ông Sang bộc bạch.

Mức thu nhập của cán bộ ở HTXNN Canh Vinh 2 được xem là mức khá trong hệ thống HTXNN ở Bình Định hiện nay mà vẫn không giải quyết được gì cho đời sống của họ thì với mức thu nhập quá “hẻo” như ở HTX 3 Cát Hanh (Phù Cát), không biết cán bộ của HTX này sống như thế nào.

Hiện Ban chủ nhiệm HTXNN 3 Cát Hanh có 7 người, mức lương bình quân của 7 người này là 1 triệu đồng/người/tháng. Theo ông Lê Văn Thẩm, Chủ nhiệm HTX, thì với khoản thu nhập này, vợ con của anh em làm trong Ban chủ nhiệm HTX chưa bao giờ nhìn thấy đồng lương của ông chồng mang về. Thậm chí, nếu vào vụ sản xuất, phải đi đứng làm nhiều công việc, nhiều khi anh em cán bộ HTX phải xin tiền vợ để đổ xăng.

“Hiện HTX hoạt động chủ yếu những dịch vụ phục vụ cho xã viên nên không có nguồn thu anh nên em có thu nhập thấp là vậy. Thu nhập thấp nhưng anh em phải làm việc căng lắm, nhất là khi vào vụ sản xuất. Hết lo chạy nước, đến đốc thúc bà con gieo sạ đúng lịch thời vụ. Rồi kiểm tra tiến độ sản xuất, hướng dẫn quy trình, theo dõi sâu bệnh… công việc cứ túi bụi. Trước đây, khi bà vợ tui còn làm ở trạm thu phí đường bộ ở xã Nhơn Tân (TX An Nhơn), nhiều ngày liền nhà cửa cứ bỏ trống huơ trống hoác. Mà đâu chỉ có vậy, xong việc cơ quan tui còn phải về chăm 2,5 sào ruộng và hơn 3 ha đất trồng rừng sản xuất chứ không lấy gì chi tiêu”, ông Thẩm chia sẻ.

Ông Thẩm không cần nói chúng tôi cũng rõ, bấy lâu nay gia đình ông Thẩm đều trông vào thu nhập của mấy sào ruộng, cánh rừng sản xuất và lương của bà Võ Thị Thành (vợ ông Thẩm) thì mới có tiền lo cho mấy đứa con ăn học đến nơi đến chốn. Thậm chí, bây giờ khi bà Thành đã về hưu, với mức lương 2,7 triệu đồng/tháng, thu nhập của bà Thành vẫn ăn đứt mức lương đương nhiệm của ông chồng Chủ nhiệm HTXNN.

Qua tiếp xúc với nhiều chủ nhiệm HTXNN, họ rất mong muốn được Nhà nước tạo điều kiện để truy thu bảo hiểm một lần. Năm 2003, Luật HTX ra đời có quy định đóng bảo hiểm xã hội, trong khi thời gian hưởng lương của bảo hiểm phải đóng trên 20 năm.

Thế nhưng, các chủ nhiệm HTX nay đều đã ở tuổi 60,70 nhưng chưa đủ thời gian 20 năm. Do đó, họ rất mong muốn được Nhà nước tạo điều kiện truy thu bảo hiểm để họ đủ thời gian 20 năm và khi về hưu có được đồng ra đồng vào.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm