| Hotline: 0983.970.780

Sao chỉ giải quyết nửa chừng, nửa đoạn?

Thứ Ba 14/09/2010 , 10:45 (GMT+7)

Sự việc xảy ra xung quanh trang trại rộng 25.000 m2 tại xã Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội).

Một góc trang trại Mặt Hương
Xã Vân Nội  (Đông Anh, Hà Nội) có 25.000m2 ruộng tại khu Mặt Hương, quanh năm bỏ hoang hóa. Chủ trương của xã cho đấu thầu để sử dụng có hiệu quả hơn.

Năm 1996, các ông Nguyễn Đình Hùng, Nguyễn Tôn Thành, Nguyễn Tôn Lon và Hoàng Ngọc Chấp ở xã Kim Nỗ đã ký hợp đồng với HTXNN Vân Nội, nhận sử dụng diện tích trên. Hai năm sau, ông Thành qua đời, khu đất Mặt Hương được đấu thầu lại với sự chứng kiến của ông Trần Văn Thoăn, Chủ tịch UBND xã; các ông Nguyễn Đình Hùng, Nguyễn Hữu Túc và Hoàng Ngọc Chấp thắng thầu. Chủ đầu tư đã đào đắp vài chục ngàn m3 đất tạo nên con đập dài 500m ngăn nước sông, xây dựng trang trại VAC cấy lúa, trồng 1.000 cây ăn quả và cây lưu niên, 5.000 cây chuối, có khu chuồng trại nuôi lợn gà, ngoài ao đầm thả cá, trại còn có 3 ao thả các giống, tại thời điểm năm 2006, giá trị tài sản của khu trang trại lên tới 700 triệu đồng.

Để có thành quả trên, ngoài công sức lao động, các ông Hùng, Túc và Chấp đã phải huy động toàn bộ vốn của gia đình, vay vốn của ngân hàng đầu tư. Khi thành quả đầu tư của họ đang cho thu hoạch để trang trải nợ nần đầu tư thì cũng là lúc hợp đồng thầu hết hạn, họ có công văn đề nghị xã cho tiếp tục được hợp đồng nhưng không được UBND xã hồi âm. Theo đúng pháp luật, nếu hết hợp đồng thì UBND xã phải đánh giá tài sản để tổ chức thanh lý và nếu như xã vẫn tiếp tục cho đấu thầu khu trang trại này thì những người đã có công đầu tư hiện đang có tài sản ở khu trang trại phải được ưu tiên khi dự thầu lần sau.

Công luận cho rằng việc thông thầu dẫn đến hủy hoại và chiếm đoạt tài sản có giá trị 700 triệu đồng tại khu Mặt Hương của các ông Thoăn, Ngoi và bà Hợp phải được truy tố trước pháp luật vì vi phạm luật hình sự, việc xử lý cảnh cáo và việc khiển trách (ông Thoăn, bà Hợp, ông Ngoi) là giơ cao đánh khẽ, không nghiêm. Không chỉ thu hồi lại đất đai khu Mặt Hương để đấu thầu lại, các chủ đầu tư cũ kiến nghị tài sản của họ bị ông Ngoi hủy hoại và chiếm đoạt thì giải quyết đền bù cho họ như thế nào?
Thế nhưng, lãnh đạo xã Vân Nội đã làm trái luật, khi tổ chức đấu thầu khu trang trại Mặt Hương (ngày 8/6/2006) không cho 3 ông Hùng, Túc và Chấp dự thầu mà chỉ thanh lý về thời gian hợp đồng, chưa thanh lý về tài sản cho chủ cũ. Kết quả bà Nguyễn Thị Huấn (chị dâu của ông Trần Văn Ngoi, trưởng thôn Viên Nội) trúng thầu, ông Ngoi được ủy quyền ký hợp đồng cho bà Huấn thuê đất. Thực chất việc bà Huấn trúng thầu chỉ để che mắt dân vì sau đó ngày 20/12/2007, ông Thoăn là Chủ tịch UBND xã chính thức ký hợp đồng giao khu Mặt Hương cho ông Ngoi.

Toàn bộ tài sản của trang trại cũ chưa được đánh giá thanh lý, bỗng rơi vào tay ông Ngoi, và chính ông Ngoi đã chặt cây cối, phá trang trại, thu hoạch cá của các chủ cũ. Bị tước quyền ưu tiên dự đấu thầu, ba ông Hùng, Túc và Chấp rơi vào cảnh trắng tay nợ nần, phải bán cả đất đai của gia đình để trang trải vẫn chưa hết nợ. Quá oan ức các chủ cũ trang trại Mặt Hương đã gửi đơn tố cáo đến UBND huyện Đông Anh.  UBND huyện giao cho Công an huyện điều tra vụ việc.

Ngày 23/8/2007, Công an huyện khẳng định “có việc thông thầu của các cá nhân tham gia đấu thầu khu Mặt Hương”. Theo kết luận của công an, ngày 23/3/2010 huyện Đông Anh có công văn chỉ đạo UBND xã Vân Nội giải quyết dứt điểm việc thuê thầu đất tại khu Mặt Hương báo cáo huyện trước ngày 30/6/2010. Khi phóng viên làm việc với bà Trần Thị Hợp, Phó Chủ tịch UBND xã Vân Nội, về vụ việc nêu trên, bà Hợp cho biết, theo chỉ đạo của huyện hủy bỏ kết quả đấu thầu, thu hồi lại diện tích này để tổ chức đấu thầu lại, tuy nhiên gia đình ông Ngoi nại ra nhiều khó khăn để kéo dài thời gian không chịu trả, hiện chính quyền xã vẫn chưa có biện pháp xử lý việc này. 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.