| Hotline: 0983.970.780

Sao lại nhẫn tâm với người cứu 2 nữ sinh đến thế?

Thứ Hai 16/04/2018 , 07:15 (GMT+7)

Sau nhiều lần anh Đỗ Văn Tiến (người lái xe đã đánh lái gấp để cứu 2 nữ sinh nên đâm hỏng chiếc xe Toyota 7 chỗ) liên hệ qua điện thoại với chủ chiếc xe 7 chỗ không được, ngày 12/4, chủ chiếc xe 7 chỗ nói trên đã hồi âm lại cho anh Tiến.

Theo anh Tiến, thì một mặt, anh ta đồng ý việc bồi thường về dân sự, nhưng mặt khác vẫn yêu cầu cơ quan CSĐT giám định thiệt hại để xem xét trách nhiệm hình sự đối với anh.

Hiện trường vụ tai nạn sau khi anh Tiến thực hiện "cú đánh lái thần sầu" cứu mạng sống 2 nữ sinh

Điều đó, theo một số luật sư, là nếu cơ quan CSĐT xác định mức độ thiệt hại đối với chiếc xe 7 chỗ là trên 100 triệu đồng, và anh Tiến mắc lỗi không giữ đúng khoảng cách giữa các xe khi lưu thông trên đường, thì anh sẽ phải đối mặt với bản án từ 1 đến 5 năm tù. Còn ngược lại, nếu hai bên tự thỏa thuận được mức bồi thường mà không yêu cầu công an, thì anh Tiến sẽ thoát vòng lao lý.

Cộng đồng mạng sôi sục lên trước thông tin này. Có người đã viết tâm thư gửi chủ chiếc xe 7 chỗ kia, rằng anh có vợ, có con không? Đứng trước sinh mạng của hai nữ sinh ngã giữa đường, chỉ cách đầu xe vài mét, thì anh có làm như anh Tiến không? Hay anh bình thản cho xe nghiến lên người họ?

Hơn ai hết, người chủ chiếc xe 7 chỗ biết rất rõ rằng việc xe của anh Tiến đâm vào xe của mình là vạn bất đắc dĩ, trước tính mạng của 2 nữ sinh đang “ngàn cân treo sợi tóc”.

Dân gian có câu “Dẫu xây chín đợt phù đồ/ Không bằng làm phúc cứu cho một người”. Việc anh Tiến cứu được cùng một lúc hai mạng người, còn quý hơn xây 18 cây cầu, được cả xã hội ca ngợi. Và ngay mấy ngày sau khi xảy ra sự việc, anh Tiến đã cùng chủ chiếc xe 7 chỗ đó đưa xe vào một gara ô tô có uy tín, chấp nhận yêu cầu của chủ xe là phải thay mới hoàn toàn những chi tiết bị hỏng.

Khi chủ ga ra báo giá rằng việc phục hồi chiếc xe phải tốn 245 triệu đồng, thì anh Tiến đã không hề van xin chủ xe để xin giảm bớt một xu, hoàn toàn đồng ý, và tỏ ra vui mừng rằng hai nữ sinh kia đã an toàn. Anh chỉ xin chủ xe lui cho ít ngày để xoay sở, vì nhà anh rất nghèo, anh lái xe lương 7 triệu/tháng, vợ anh làm ruộng. Vợ chồng anh đang ở nhờ trong một gian nhà chỉ có 7m2. Và khi có được số tiền lớn hơn 245 triệu đồng do các mạnh thường quân giúp đỡ, thì anh Tiến đã liên hệ ngay với chủ xe 7 chỗ để tiến hành đền bù. Số tiền còn thừa, anh cho biết, sẽ chuyển cho các tổ chức từ thiện.

Nhà nghèo. Cứu người. Nhưng không tham. Giá như chủ xe khác, thì có lẽ đã chia sẻ với anh Tiến bằng cách giảm bớt một phần số tiền đền bù. Đằng này, chủ chiếc xe 7 chỗ, không những không giảm bớt một xu, mà lại còn quyết tâm đẩy anh vào vòng tù tội?

Xin mượn lời của cộng đồng mạng để nói về hành vi này của anh ta: “Sao trên đời lại có người vô cảm, nhẫn tâm đến thế?".

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm