| Hotline: 0983.970.780

Sắp diễn ra hội thảo quốc tế gốm cổ Bình Định

Thứ Năm 19/10/2017 , 07:45 (GMT+7)

Từ ngày 27 – 28/10, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Gốm cổ Bình Ðịnh - Vương quốc Vijaya và mối quan hệ với kinh đô Thăng Long - Ðại Việt (thế kỷ XI- XV)”.

Di vật gốm được phát hiện khi khai quật thành Cha năm 2016

Hội thảo sẽ tập trung 4 vấn đề: Nghiên cứu có hệ thống lịch sử hình thành, phát triển của các trung tâm sản xuất gốm cổ ở tỉnh Bình Định và chủ nhân của các lò gốm này; nghiên cứu so sánh làm rõ loại hình, đặc trưng, niên đại và vai trò của gốm Bình Định trong đời sống văn hóa, xã hội Champa và Đại Việt trong lịch sử; nghiên cứu làm rõ vai trò và vị thế của gốm cổ Bình Định trong hệ thống thương mại biển châu Á và trong bối cảnh giao lưu kinh tế - văn hóa với các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á và tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ mối quan hệ của vương quốc Vijaya với kinh đô Thăng Long - Đại Việt và với các vương quốc ở Đông Nam Á, châu Á trong lịch sử.

21-39-32_3
Bình gốm cổ Gò Sành phát hiện được tại hoàng Thành Thăng Long

Viện Nghiên cứu Kinh thành được Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam giao chủ trì tổ chức Hội thảo. Tại hooijthoar sẽ có 19 học giả quốc tế tham dự và trình bày công trình nghiên cứu của mình. Đặc biệt trong số này có PGS.TS Mariko Yamagata, giảng viên ĐH Khoa học Okayama (Nhật Bản); PGS.TS Jose Eleazar R.Bersales, giảng viên ĐH San Carlos (Philippines); PGS.TS Sakai Takashi, Viện sau đại học về Lịch sử Nghệ thuật, ĐH Quốc gia Đài Loan; TS Yokkaichi Yasuhiro, giảng viên ĐH Nghệ thuật Okinawa (Nhật Bản); TS Besatrice Wisniewski, Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (Pháp). Ngoài ra, Ban tổ chức Hội thảo còn mời thêm hàng chục đại biểu quốc tế đến từ Hội nghiên cứu Gốm sứ Đông Nam Á (Singapore), là chuyên gia nghiên cứu gốm sứ cổ, những người chuyên nghiên cứu nghệ thuật cổ Đông Nam Á, chuyên gia khảo cổ học.

21-39-32_2
Hiện vật gốm tại Bảo tàng Tổng hợp Bình Định

 

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Văn Trường, Văn Tùng đá chính, U23 Việt Nam quyết thắng U23 Malaysia

HLV Hoàng Anh Tuấn đã đưa ra đội hình xuất của ĐT U23 Việt Nam đối đầu U23 Malaysia, mục tiêu sẽ là giành 3 điểm trước đối thủ cùng khu vực.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm