| Hotline: 0983.970.780

SAT 4SL trị bệnh ghẻ nhám trên cam, quýt

Thứ Năm 11/12/2014 , 09:40 (GMT+7)

Tác nhân gây bệnh ghẻ nhám là do nấm Elsinoe fawcetti. Bệnh gây hại trên cành non, trái non và đọt non. Cụ thể:

Cam, quýt là những loại nông sản có giá trị kinh tế cao, được bà con nông dân vùng ĐBSCL trồng nhiều. Tại tỉnh Đồng Tháp, cam, quýt được trồng ở nhiều nơi, trong đó huyện Lai Vung có diện tích lớn nhất với khoảng 1.000 ha quýt đường và trên 200 ha cam xoàn.

Theo tính toán, 1 ha cam xoàn cho thu 25 - 30 tấn trái, giá bán 35.000 - 40.000 đ/kg, sau khi trừ hết chi phí, nông dân có lãi vài trăm triệu đồng/ha/năm. Còn quýt đường dễ trồng hơn, năng suất đạt 30 - 35 tấn/ha, giá bán dao động từ 20.000 - 25.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí cũng thu lãi cả trăm triệu đồng/ha/năm.

16-58-59_st-4sl
SAT 4SL của Cty TNHH Nam Bắc hiệu quả cao với bệnh ghẻ nhám trên cam, quýt

Mặc dù cho thu lãi cao, nhưng cây cam, quýt rất dễ bị sâu bệnh tấn công, đặc biệt bệnh ghẻ nhám là một trong những bệnh phổ biến ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng của trái. Nhiều nhà vườn trồng cam, quýt đang rất quan tâm đến bệnh ghẻ nhám, vì nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời, bệnh ghẻ nhám làm cho cây chậm phát triển, trái còi nhỏ, cây và lá khô cằn dẫn đến suy kiệt cây.

Tác nhân gây bệnh ghẻ nhám là do nấm Elsinoe fawcetti. Bệnh gây hại trên cành non, trái non và đọt non. Cụ thể:

Trên lá non: Ban đầu vết bệnh chỉ là một chấm nhỏ mất màu, sau đó vết bệnh lớn dần, màu đỏ nâu. Dần dần vết bệnh tạo thành mụn cóc nhô lên khỏi mặt lá, nhiều vết bệnh mọc dày đặc, sờ lên mặt lá thấy mụn rộp, làm cho lá vặn vẹo, biến dạng. Nếu bị tấn công trễ thì vết bệnh tập trung nhiều ở gần gân chính của lá, làm cho lá co rúm, có hình dáng lòng mo.

Trên cành non: Vết bệnh cũng mọc nhô lên giống như trên lá, vết bệnh thường mở rộng hơn và dày đặc hơn. Nếu nhẹ, vết bệnh sẽ làm cho cành sần sùi, màu vàng nhạt, có các vẩy màu vàng, khi cạo nhẹ các vẩy này sẽ tróc ra. Nếu nặng sẽ làm cho cành bị khô, chết.

Trên trái non: Ban đầu vết bệnh nhỏ, sau đó lớn dần theo độ lớn của trái, vết bệnh nổi gờ, nhú lên như hình chóp nhọn ở trên vỏ trái, làm cho vỏ trái sần sùi, vỏ dày, khô, ít nước và dễ bị rụng. Có những trái bị nặng, vết bệnh nhiều dày đặc giống như rải cám trên vỏ, nên có người gọi là bệnh “da cám”.

Nấm bệnh chỉ xâm nhập gây hại trên những bộ phận non của cây như trái non, lá non và cành non. Những cây còn nhỏ trong vườn ươm nếu bị bệnh tấn công sớm, nhiễm nặng có thể bị lùn. Nấm bệnh lưu tồn chủ yếu trên các lá, cành và trái bị nhiễm bệnh. Khi lá, trái bị bệnh già, cành khô chết, bào tử nấm bệnh sẽ hình thành và lây lan sang các cây khác nhờ mưa, gió, sương, côn trùng.

Ghẻ nhám là một trong những bệnh rất khó phòng trị. Để hạn chế tác hại của bệnh này, bà con nông dân có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau:

- Không trồng cây con bị bệnh.

- Không trồng mật độ quá dày, thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng

- Vườn ươm, vườn trồng phải cao ráo, tránh đọng nước.

- Cắt bỏ cành lá bệnh và mang ra khỏi vườn tiêu hủy để hạn chế mầm bệnh lây lan.

- Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục. Bón phân cân đối hợp lý theo từng giai đoạn để tránh ra đọt non liên tục. Giảm lượng phân đạm bón cho cây và ngưng phun phân bón lá lúc cây đang bệnh.

Sử dụng thuốc SAT 4SL (hoạt chất Cytosinpeptidemycin 4%) là một loại thuốc có hiệu quả cao đối với bệnh ghẻ nhám trên cam, quýt. Bà con sử dụng với liều lượng 1cc/1 lít nước và phun lại lần 2 cách nhau 5 ngày. Đây là loại thuốc nguồn gốc sinh học, có hoạt chất kháng sinh thế hệ mới vì có thời gian cách ly ngắn, ít độc với con người và môi trường.

Để phòng trị bệnh ghẻ nhám đạt hiệu quả cao và tiết giảm chi phí SX, bà con nông dân nên phun thuốc sớm vào giai đoạn lá non, trái non và phải đảm bảo theo nguyên tắc "4 đúng".

Xem thêm
Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất