| Hotline: 0983.970.780

Công ty CP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh và Công ty CP Đường Biên Hòa:

Sáp nhập để 'so găng' với ngành đường thế giới

Thứ Năm 25/05/2017 , 19:48 (GMT+7)

Kết quả của việc sáp nhập là các cổ đông của cả hai công ty sẽ nhận được lợi ích trực tiếp khi hiệu quả hoạt động được gia tăng sau sáp nhập nhờ cộng lực các yếu tố...

Vào hai ngày 25 và 26/5/2017, lần lượt Công ty CP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (TTCS - Mã CK: SBT) và Công ty CP Đường Biên Hòa (BHS - Mã CK: BHS) - 2 đơn vị trực thuộc Tập đoàn TTC, tổ chức Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường niên độ 2016 - 2017 nhằm thông qua chủ trương sáp nhập và phương án hoán đổi toàn bộ cổ phiếu BHS đang lưu hành với cổ phiếu phát hành thêm của TTCS.

17-56-19_hinh-2
Quang cảnh ĐHĐCĐ bất thường ngày 25/5 tại Công ty CP mía đường Thành Thành Công Tây Ninh.

Theo đó, cổ đông của BHS sẽ nhận được một lượng cổ phiếu tương ứng của SBT trên cơ sở tỷ lệ hoán đổi là 1 : 1.02 (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu BHS vào ngày chốt quyền sẽ hoán đổi lấy 1.02 cổ phiếu SBT). Như vậy, SBT dự kiến phát hành 303.83 triệu cổ phần để thực hiện hoán đổi 297.87 triệu cổ phần BHS. Sau khi hoán đổi, SBT trở thành chủ sở hữu duy nhất sở hữu 100% vốn điều lệ của Công ty CP Đường Biên Hòa. Với việc phát hành thêm cổ phần này, Đại hội cũng thông qua việc tăng vốn điều lệ TTCS thêm tối đa là 3.038 tỷ đồng, tương ứng với giá trị của số lượng cổ phần phát hành thêm.

Kết quả của việc sáp nhập là các cổ đông của cả hai công ty sẽ nhận được lợi ích trực tiếp khi hiệu quả hoạt động được gia tăng sau sáp nhập nhờ cộng lực các yếu tố như cắt giảm chi phí ở những bộ phận có cùng chức năng, tăng doanh thu, nâng cao tiềm lực tài chính làm gia tăng giá trị doanh nghiệp, đặc biệt là tăng giá trị vốn chủ sở hữu và thanh khoản cổ phiếu được tốt hơn.

Bên cạnh đó, ĐHĐCĐ cũng thông qua nhiều nội dung quan trọng như dự thảo hợp đồng về việc sáp nhập và phương án kinh doanh sau sáp nhập; kế hoạch niêm yết bổ sung cổ phiếu phát hành; bổ sung ngành nghề kinh doanh và dự thảo Điều lệ sau sáp nhập…

Sau khi hoán đổi cổ phiếu, BHS được đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành Công ty TNHH MTV với tên gọi là Công ty TNHH MTV Đường TTC Biên Hòa - Đồng Nai. Đồng thời, TTCS và BHS tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh bình thường như trước khi sáp nhập, việc thực hiện tổ chức lại và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của BHS được ủy quyền cho Hội đồng Quản trị của TTCS thực hiện.


Quang cảnh ĐHCĐ tại Công ty CP Đường Biên Hòa ngày 26/5/2017

Sau sáp nhập, SBT đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 8.353 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất hơn 674 tỷ đồng niên độ 2017 - 2018 và dự kiến Công ty TNHH MTV Đường TTC Biên Hòa - Đồng Nai đạt kế hoạch niên độ 2017 - 2018 với doanh thu mang về hơn 4.688 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 323,2 tỷ đồng. Bước đi chiến lược này cũng góp phần mang tới sự chủ động hơn về việc phát triển bền vững vùng nguyên liệu khi TTCS sở hữu tổng cộng 49.000 ha, chưa kể đến vùng nguyên liệu rộng lớn được TTCS và BHS mua lại từ Công ty TNHH Mía đường Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Sugar).

Với đặc thù yếu tố nguyên liệu chiếm đến trên 80% giá thành sản xuất, đây được xem là động thái tích cực của ngành đường TTC, nhằm nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa ngành đường Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực, đồng thời tiếp tục đảm bảo năng lực cung ứng các sản phẩm đường sạch, vì sức khỏe cộng đồng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường thực phẩm xanh, sạch trên cả nước và khẳng định tính bền vững của một trong Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.

Trụ sở Công ty CP Đường Biên Hòa
Có thể nói, trong suốt 38 năm hình thành và phát triển, TTC luôn tiên phong trong các lĩnh vực bất động sản, năng lượng, mía đường, nông sản… để nâng cao chuỗi giá trị, tác động tích cực vào thị trường mở như hiện nay. Với quy mô tương đối phù hợp để cạnh tranh cùng các doanh nghiệp ở tầm khu vực và những dự báo về hiệu quả sau sáp nhập, chắc chắn TTC sẽ góp phần mang lại diện mạo mới cho ngành mía đường Việt Nam.

 

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm