| Hotline: 0983.970.780

Sau bài "Ruột thịt từ nhau vì miếng ruộng"

Thứ Ba 19/04/2011 , 11:50 (GMT+7)

Các bên tranh chấp đang ký vào biên bản hòa giải thành công

Cuối tuần qua, UBND huyện Thủ Thừa (Long An) đã tổ chức buổi đối thoại trực tiếp ba bên giữa mẹ con bà Võ Thị Diệp, anh Nguyễn Văn Hùng và bà Nguyễn Thị Chiểu (vợ ông Quýt) nhằm giúp các bên đi đến thống nhất giải quyết dứt điểm việc tranh chấp đất đai trước sự chứng kiến của các đại diện Thanh tra huyện Thủ Thừa, Phòng TN - MT huện và UBND xã Long Thuận.

Sau nhiều lần hòa giải từ nhà lên xã bất thành, mẹ con bà Võ Thị Diệp ngụ tại xã Mỹ An và Long Thuận (huyện Thủ Thừa) lại tiếp tục đưa nhau lên huyện nhờ các cơ quan chức năng giải quyết việc tranh chấp "miếng cơm” giữa hai mẹ con. Kết quả, sau gần một buổi hòa giải, trước những phân tích lý, tình và vận động các bên, cuối cùng bà Diệp đã đồng ý phương án “cưa đôi” thửa 300, mỗi bên một ½ diện tích ruộng. Đồng thời, gia đình ông Hùng vẫn tiếp tục canh tác phần đất thửa số 267, 266 và ½ thửa 300.

Trao đổi với PV NNVN, ông Huỳnh Thanh Nhân, Phó Chánh thanh tra huyện Thủ Thừa cho biết: Khi các bên đã chấp nhận theo phương án hòa giải, trước mắt mảnh ruộng lúa đang đến ngày thu hoạch UBND xã Long Thuận sẽ đại diện chính quyền xuống căng dây để chia đôi cho mỗi bên cắt một nửa cho kịp mùa vụ. Sau đó, chính quyền địa phương cũng sẽ phối hợp với ngành chức năng huyện chịu trách nhiệm về thủ tục đo đạc đúng quy định để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng luật định.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm