| Hotline: 0983.970.780

Sau bài "Vẫy vùng Vực Trống": Bị kỉ luật vì đưa tin cho báo chí

Thứ Năm 10/11/2011 , 12:09 (GMT+7)

Xóm trưởng xóm 11 xã Gia Hanh Lê Xuân Thược cho biết: Toàn xóm có hơn 20 gia đình bị ảnh hưởng nặng nề nhiều năm nay do sự cố nước Vực Trống chảy tự do,...

Nước hồ Vực Trống vẫn chảy tự do
NNVN ra ngày 28/10 đăng bài "Vẫy vùng Vực Trống" phản ánh việc Nhà nước bỏ ra gần 30 tỷ đồng nhằm nâng cấp hồ thủy lợi Vực Trống để giữ nước tưới tiêu cho gần 1.000ha lúa của 4 xã thuộc vùng thượng Can của huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Thế nhưng, sau 3 năm đưa vào sử dụng, hồ không giữ được nước bởi cống lấy nước bị hở, dẫn đến công trình không phát huy được hiệu quả còn gây ngập úng nặng nề cho hàng chục héc - ta lúa của 2 xã Gia Hanh và Phú Lộc.

>> “Vẫy vùng” Vực Trống!

Sau khi có bài báo nêu trên, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo Sở NN -PTNT làm rõ vấn đề báo nêu. Ông Trần Quốc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN - PTNT cho rằng: "Sở NN - PTNT đã có ý kiến nhắc chủ đầu tư (UBND huyện Can Lộc) phải khắc phục sự cố nói trên nhưng cho đến thời điểm báo nêu vẫn chưa khắc phục được".

Xóm trưởng xóm 11 xã Gia Hanh Lê Xuân Thược cho biết: Toàn xóm có hơn 20 gia đình bị ảnh hưởng nặng nề nhiều năm nay do sự cố nước Vực Trống chảy tự do, bởi mùa hè thì không có nước tưới cho những cánh đồng đã được thiết kế cấp nước mà mùa mưa thì nước lại gây ngập úng khiến nhiều diện tích lúa không cho thu hoạch. Ngoài việc gây ngập úng, sự cố nước chảy tự do còn làm hư hại nhiều tuyến đường dân sinh trong xã.

Trở lại sự việc NNVN nêu, ông Phan Công Sơn, cụm trưởng cụm Vực Trống và ông Nguyễn Văn Đại, người được Ban A huyện Can Lộc nhờ nhét bao tải xuống miệng cống đã được cơ quan chủ quản “triệu” về để làm rõ vấn đề vì tự ý cung cấp thông tin cho nhà báo. Được biết, sau cuộc gặp gỡ, trao đổi bất thường trên, ông Sơn sẽ bị nhận hình thức kỷ luật bằng cảnh cáo, nhắc nhở. Còn ông Đại là người phải viết bản tự kiểm điểm với lý do: "Đang trong thời gian nghỉ phép đi làm ngoài mà vẫn xưng với nhà báo là người của cơ quan”.

Qua tìm hiểu được biết, sự cố nước chảy tự do nói trên, Ban A huyện Can Lộc, đơn vị thiết kế và phía thi công nhiều năm chưa thể khắc phục nổi nên Ban A Can Lộc đã nhờ cá nhân ông Đại là người dám liều mình xuống sâu hơn chục mét nước để nhét các bao tải “bịt ống cống”. Kể từ khi ông Đại nhét 130 bao tải xuống miệng cống đến nay mực nước lòng hồ ngày một nâng dần lên từ cốt 19 mét lên cốt 35 mét. Đây là một sáng kiến chỉ có công nhân lam lũ như ông Đại mới làm nên, còn vấn đề bịt kín cánh cửa van xả vẫn còn trơ trơ ra đó.

Một số chuyên gia thủy lợi dày dặn kinh nghiệm ở Hà Tĩnh cho rằng: "Nếu muốn xử lý triệt để việc rò rỉ nước ở cửa van xả hồ Vực Trống thì phải thiết kế, thi công lại hoàn toàn hạng mục này". Việc rò rỉ nước công trình hồ Vực Trống chuyện kể vẫn còn dài dài.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm