| Hotline: 0983.970.780

Sau Bến Thủy, Cầu Rác lại 'nóng' việc thu phí BOT

Thứ Hai 17/04/2017 , 08:24 (GMT+7)

Phải è cổ đóng phí BOT qua trạm Cầu Rác (tương tự trạm thu phí cầu Bến Thủy 1, 2). Bức xúc trước cách làm phi lý này của chủ đầu tư, cuối tuần qua hàng chục xe ô tô tập trung biểu tình đòi quyền lợi...

Mặc dù không tham gia tuyến đường tránh TP Hà Tĩnh nhưng nhiều phương tiện tham gia giao thông vẫn phải è cổ đóng phí BOT qua trạm Cầu Rác (tương tự trạm thu phí cầu Bến Thủy 1, 2).

10-32-47-4103845199
Người dân biểu tình phản đối việc thu phí BOT tại trạm thu phí Cầu Rác sáng 16/4

Bức xúc trước cách làm phi lý này của chủ đầu tư, cuối tuần qua hàng chục xe ô tô tập trung biểu tình đòi quyền lợi tại trạm thu phí này.

Năm 2005, tuyến đường tránh TP Hà Tĩnh được xây dựng với tổng chiều dài 16km, do Cty TNHH MTV Hạ tầng Sông Đà (Cty Sông Đà) làm chủ đầu tư. Công trình được xây dựng theo hình thức BOT. Đến tháng 5/2009, công trình hoàn thành, lúc này Cty Sông Đà đề xuất được sử dụng trạm Cầu Rác (đặt tại xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên) thu phí để hoàn vốn đầu tư.

Điều đáng nói là trạm Cầu Rác nằm cách xa tuyến đường tránh đến hơn 30km, do đó rất nhiều phương tiện của người dân và doanh nghiệp tại Hà Tĩnh chỉ lưu thông trên đường QL1A, không sử dụng mét đường tránh nào vẫn bị thu tiền.

Sáng 16/4 hàng trăm phương tiện với băng rôn, khẩu hiệu nội dung: “Chúng tôi không đi đường BOT tại sao phải trả phí” đã tập trung biểu tình hai đầu trạm thu phí Cầu Rác.

10-32-47-3103845125
Ảnh: Thanh Tâm

Anh Nguyễn Văn Lam (huyện Cẩm Xuyên) bưc xúc nói: “Chúng tôi tập trung tại đây, không phải để gây mất trật tự an ninh mà đi đòi quyền lợi, buộc nhà đầu tư phải miễn, giảm phí Cầu Rác. Rõ ràng, dân không đi tuyến đường tránh nhưng vẫn phải đóng phí thì thật vô lý”.

Ông Bùi Quang Hoàn, thị trấn Cẩm Xuyên nói: “Tôi công tác ở UBND huyện Kỳ Anh nên ngày nào cũng 3 - 4 lượt qua trạm Cầu Rác. Dù không đi mét đường tránh nào những vẫn phải đóng phí BOT. Bình quân mỗi ngày mất hơn 100.000đ, 1 tháng đi tong gần 3 triệu bạc”.

Chị Anh, TP Hà Tĩnh cho rằng: “Việc thu phí để hoàn vốn đầu tư là đúng nhưng việc đặt trạm thu phí và giá phí cần phải tính đến người tham gia giao thông ở những khu vực đặc thù không đi trên tuyến đường tránh BOT. Người ta không đi không thể bắt người ta trả tiền được”.

Đối với doanh nghiệp, việc tăng giá phí qua trạm Cầu Rác ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh. Theo ông Trần Văn Sỹ, Giám đốc Cty CP Vận tải ô tô Hà Tĩnh, tuyến xe buýt tuyến số 01 (Thạch Quý (TP Hà Tĩnh) - Cảng Vũng Áng (TX Kỳ Anh) và ngược lại) của Cty không đi qua tuyến đường tránh TP Hà Tĩnh, không sử dụng dịch vụ BOT của Trạm thu phí Cầu Rác nhưng vẫn phải đóng phí. Tính ra mỗi quý tiêu tốn hơn 100 triệu đồng phí qua trạm này.

10-32-47-210384556
Băng rôn, khẩu hiệu nội dung: “Chúng tôi không đi đường BOT, tại sao bắt chúng tôi trả tiền”

Ông Sỹ cho biết, Cty đã làm văn bản kiến nghị chủ đầu tư “Xin giảm vé qua trạm thu phí cho phương tiện không sử dụng dịch vụ BOT” nhưng chưa có câu trả lời.

Liên quan đến vấn đề này, phía chủ đầu tư Cty Sông Đà cho hay, sở dĩ không đặt trạm thu phí ngay trên tuyến đường BOT vì vướng ở cự ly, tối thiểu là 70km so với trạm thu phí Bến Thủy. “Nếu trạm đặt ở đầu hoặc cuối tuyến đường tránh TP chắc chắn xảy ra hiện tượng xe trốn vào các tuyến đường dân sinh để tránh bị thu phí. Việc này không những phá hỏng đường liên xã mà còn ảnh hưởng đến an toàn giao thông địa phương”, ông Trịnh Xuân Phúc, Giám đốc Cty lý giải.

Ông Phúc cũng ủng hộ việc giảm giá vé qua trạm Cầu Rác. Bởi người dân có đồng tình ủng hộ, chủ đầu tư mới kinh doanh thuận lợi. Trong cuộc làm việc với Đoàn giám sát Quốc hội trước đó tại Hà Tĩnh, Cty cũng đã kiến nghị về việc giảm giá vé cho tất cả các phương tiện ô tô khi đi qua trạm thu phí. Thậm chí nhiều lần làm tờ trình gửi Bộ GT-VT đề nghị được giảm giá vé 50% nhưng chưa có sự phản hồi từ phía Bộ.

Xem thêm
Thủ tướng nêu 3 nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát 3 nhiệm vụ hết sức quan trọng với Lạng Sơn trong thực hiện quy hoạch tỉnh.

Phú Thọ thiệt hại khoảng 34,5 tỷ đồng do mưa dông

Ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chịu thiệt hại vô cùng nặng nề khi hàng trăm ha lúa, ngô, chuối, rau màu... bị đổ ngã và không thể phục hồi.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm