| Hotline: 0983.970.780

Sâu bọ tàn phá rừng hồi

Thứ Sáu 18/04/2014 , 07:00 (GMT+7)

Theo số liệu của Chi cục BVTV Lạng Sơn, đã có hơn 1.000 ha rừng hồi ở các huyện Văn Quan, Cao Lộc, Lộc Bình... bị nhiễm bọ ánh kim.

Lạng Sơn có hơn 34.000 ha hồi, chiếm hơn 90% diện tích hồi của các tỉnh miền núi phía Bắc và là một trong những loại cây xóa đói, giảm nghèo chủ lực. Từ Tết âm lịch đến nay, rừng hồi gặp phải sâu lạ ăn hết lá, không ra quả được. Loại sâu này thường ăn về đêm, sau một đêm ăn trụi hết lá hồi, rồi chúng lại bò sang cây khác. Sâu phát triển nhiều nhất từ tháng 3 đến tháng 4, mật độ sâu từ hàng trăm con/cây.

Con sâu rất khó phát hiện, lúc đầu loại sâu này làm tổ ở dưới mặt đất ẩm ướt của tán rừng hồi. Khi trưởng thành chúng leo lên cây ăn lá hồi, chúng ăn trụi cả hoa cuống quả, chỉ trong thời gian ngắn khiến cây hồi chỉ còn trơ cành. Ở giai đoạn nhộng, con sâu to bằng đầu móng tay, ban ngày ẩn dưới lá mục, nhìn có ánh kim óng ánh nên bà con gọi là sâu "ánh kim", hay gọi là bọ ánh kim...

Xã Tân Đoàn (huyện Văn Quan) có hơn 276/500 ha rừng hồi bị sâu hại và hầu hết diện tích rừng hồi còn lại đều bị nhiễm sâu, với tỷ lệ sâu thấp hơn nhưng cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng hoa hồi. So với năm 2013, số diện tích rừng hồi bị nhiễm bọ ánh kim tăng gấp đôi. Nếu không phòng, trừ kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn vong của cây hồi.

Chi cục BVTV Lạng Sơn cho biết, loại bọ này đã xuất hiện từ những năm 1990 của thế kỷ trước, tuy nhiên lúc đó mật độ gây hại diện tích hồi không đáng kể, đến nay mới bùng phát mạnh. Hiện vẫn chưa xác định được tên khoa học cũng như đặc tính, vòng đời sinh trưởng của sâu này.

Hiện nay, mật độ sâu phổ biến ở các huyện có rừng hồi từ 7 - 9 con/m2, cao nhất 20 - 24 con/m2, cá biệt từ 160 - 400 con/m2. Trong đó, huyện Văn Quan bị bọ ánh kim tàn phá hơn 603 ha, huyện Cao Lộc 268 ha...

Trước thực trạng rừng hồi Lạng Sơn bị bọ ánh kim tàn phá, từ năm 2012, Viện BVTV đã tiến hành đề án nghiên cứu cấp Nhà nước “Đề xuất các biện pháp quản lý bọ ánh kim hại cây hồi theo hướng bền vững ở tỉnh Lạng Sơn”. Đề tài đang được triển khai ở các xã Tân Đoàn, Tràng Phái, Yên Phúc (huyện Văn Quan), nơi có rừng hồi lớn nhất tỉnh.

Các huyện Cao Lộc, Lộc Bình nơi chưa được triển khai đề án diệt trừ bọ ánh kim, Trạm BVTV huyện cũng đã khuyến cáo người dân mua thuốc có nguồn gốc sinh học Emasuper để phun trừ, ngăn chặn kịp thời, không để bọ ánh kim phát triển trên diện rộng.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.