| Hotline: 0983.970.780

Sâu cuốn lá lúa

Thứ Sáu 27/02/2015 , 06:12 (GMT+7)

Giai đoạn đòng - trổ, nếu sâu cuốn lá xuất hiện với mật số cao, thì có thể làm giảm năng suất, trong trường hợp nầy cần thiết phải phun thuốc trừ sâu tuy nhiên cần cân nhắc hiệu quả kinh tế.

1. Tầm quan trọng

Là sâu hại phổ biến trên vùng lúa thâm canh cao. Ở đồng bằng sông Cửu Long sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại quanh năm tuy nhiên thường phổ biến trong vụ đông xuân và hè thu.

 2. Đặc tính sinh học

Sâu cuốn lá (Cnaphalocrosis medinalis, G), vòng đời khoảng 1 tháng.

Bướm có màu vàng phấn nhạt, cánh có dạng tam giác, trên cánh có hai sọc ngang, bướm đẻ trứng mặt trên lá gần gân chính, 4 - 7 ngay sau bướm nở ra sâu non, sâu non có 5 tuổi, sâu tuổi 1 đến tuổi 3 hầu như gây hại rất ít, thiệt hại chủ yếu là sâu tuổi 4 - 5, sâu gây hại bằng cách nhả tơ kết hai mép lá lại thành ống, sống và gây hại trên trong bằng cách cạp chất mô xanh có diệp lục tố, chỉ chừa lại lớp biểu bì, nên ruộng bị hại trông xơ xác nhìn từ xa thấy bạc trắng, do lá bị cuốn và diệp lục tố bị hao hụt nên diện tích quang hợp giảm, khiến lúa sinh trưởng kém, hạt bị lép, lửng, năng suất sụt giảm, ngoài ra vết thương nơi mép lá còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cháy bìa lá, đốm sọc trong…

Thông thường ta chỉ tìm thấy 1 sâu trong 1 lá cuốn, khi gây hại xong, sâu di chuyển sang lá bên cạnh và tiếp tục gây hại. Thường 1 sâu cuốn lá gây hại từ 3 - 5 lá trong suốt vòng đời của nó. Sâu hóa nhộng ngay bên trong lá cuốn, nhộng có màu nâu đậm. Sâu cuốn lá thường gây hại từ giai đoạn đẻ nhánh đến ngậm sữa, tuy nhiên phổ biến nhất là giai đoạn từ đòng - trổ (40 - 60 ngày sau sạ).

Theo nhiều nghiên cứu, sâu cuốn lá gây hại sớm (trước 30 ngày sau cấy hay 40 ngày sau sạ) không làm giảm năng suất. Tuy nhiên giai đoạn đòng - trổ, nếu sâu cuốn lá xuất hiện với mật số cao, thì có thể làm giảm năng suất, trong trường hợp nầy cần thiết phải phun thuốc trừ sâu tuy nhiên cần cân nhắc hiệu quả kinh tế.

3. Thiên địch

Thiên địch sâu cuốn lá rất phong phú, gồm:

3.1.Nhóm ký sinh:

+ Ký sinh trứng: Ong đa phôi, ong Trogogamma japonicum.

+ Ký sinh sâu non: Ong cự, ong cự nâu vàng, ong kén nhỏ, ong đen…

3.2.Nhóm ăn mồi: Bọ cánh cứng ba khoang, dế nhảy, chuồn kim, đuôi kìm…

3.3.Nhóm gây bệnh: Nấm Beauveria bassianae, Nomurea rileyi…

Trong 3 nhóm trên, nhóm thiên địch ký sinh là quan trọng nhất. Theo nhiều nghiên cứu vào đầu vụ thiên địch ký sinh thường cao vào đầu vụ và giảm dần vào cuối vụ, nguyên nhân có thể do sử dụng thuốc BVTV.

4. Phòng trị

Phòng trị sâu cuốn lá nhất thiết phải theo hướng tổng hợp, gồm:

- Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ bờ.

- Sạ cấy đồng loạt.

- Mật độ sạ cấy vừa phải.

- Bón cân đối hợp lý, không bón thừa đạm, bón đạm muộn.

- Thăm đồng thường xuyên để phát hiện và phòng trừ sớm khi bướm xuất hiện hay sâu còn non chưa gây hại lại dễ phòng trừ.

- Nếu sâu cuốn lá xuất hiện với mật số quá cao nhất là vào lúc lúa giai đoạn đòng - trổ có khả năng hại đến năng suất thì phải phun thuốc ngay. Cần chú ý để đạt hiệu quả nên: Phun sớm khi sâu còn tuổi nhỏ; Phun đủ lượng nước khuyến cáo; Nên luân phiên thuốc vì sâu cuốn lá hình thành tính kháng thuốc tương đối nhanh; Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm (bướm ướt cánh, bay chậm) hay chiều mát; Các loại thuốc có thể dùng trị sâu cuốn lá: Sairifos 585 EC, Comda gold 5WG, Ga Noi 95SP.

Xem thêm
Công bố đường dây nóng sau ca cúm gia cầm A/H9N2 đầu tiên

Ngành chức năng tỉnh Tiền Giang đang khẩn trương trong công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm lây lan sau khi địa phương này xuất hiện ca nhiễm A/H9N2 đầu tiên trên cả nước.

Trồng dâu tằm lấy quả, thu nhập hàng chục triệu mỗi sào

Cây dâu tằm đã trở thành cây trồng được người dân phường Tràng An (thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) quan tâm chăm sóc, mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp còn nhiều khó khăn, vướng mắc

LÂM ĐỒNG Việc ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp còn nhiều khó khăn, vướng mắc do nhận thức của hầu hết doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nông dân còn hạn chế.