| Hotline: 0983.970.780

Sâu đục hột xoài

Thứ Sáu 17/04/2015 , 06:09 (GMT+7)

Sâu đục hột xoài (Mango seed borer) là dịch hại phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và Nam Trung bộ. Nếu nhiễm nặng, năng suất có thể giảm 50%.

Sâu chủ yếu gây hại khi xoài còn non, hột còn mềm (giai đoạn hột sen) và kéo dài đến khi thu hoạch, dấu hiệu dự báo sâu đục hột là trong vườn có nhiều xoài non rụng trên mặt đất, cắt ra thấy có sâu bên trong, nếu xoài lớn còn treo trên cây nhưng chóp trái bị thối nhũn. Sâu đục hột xoài là đối tượng kiểm dịch ở một số nước.

Đặc tính sinh học

Thành trùng của sâu đục hột có màu nâu đỏ đặc trưng, mép cánh có viền sâm màu, thân có khoang trắng, đỏ xen kẽ. Thành trùng thường hoạt động về đêm, ban ngày trốn dưới lá cây. Giai đoạn thành trùng kéo dài 8 - 9 ngày.

Thành trùng cái đẻ trứng gần cuống hoặc trong các khe nứt trên trái, nhất là những trái bị khuất ánh sáng. Trứng hình bầu dục, có màu trắng sáp. Thời gian ủ trứng khoảng 4 ngày. Sau khi nở, ấu trùng di chuyển xuống chóp trái và bắt đầu đục vào trong.

Sâu tuổi nhỏ (tuổi 1 - 2) chỉ đục phần thịt trái. Sâu tuổi lớn (tuổi 3 - 6) đục vào hột sâu bên trong, sau đó di chuyển sang trái khác, nên có khi cả chùm 4 - 5 trái đều bị sâu hại.

Khi trái bị sâu đục vào ban đêm, sáng hôm sau có thể thấy dịch lỏng tiết ra từ vết đục, vết đục sau đó khô thành chấm đen. Vết sâu đục tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn phát triển, khiến phần thịt ở chóp trái bị thối, nhũn. Thường trong 1 trái có 4 - 5 sâu.

Giai đoạn ấu trùng kéo dài 14 - 20 ngày. Sau giai đoạn ấu trùng, sâu thoát ra và buông mình rơi xuống đất, chui xuống vết nứt trong đất để hóa nhộng. Giai đoạn nhộng kéo dài  9 - 14 ngày.

sk-99ec-1lit101802845

Phòng trừ

Sâu đục hột là đối tượng khó phòng trừ do sâu đục sâu vào bên trong trái, do đó để phòng trừ hiệu quả cần áp dụng các biện pháp tổng hợp như sau:

- Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm nhờ đó việc phòng trừ sẽ đơn giản và hiệu quả hơn.

- Tỉa cành cho thông thoáng để ánh nắng có thể chiếu sâu vào bên trong cây.

- Vệ sinh vườn: Thu hái, lượm và tiêu hủy các trái bị hư hại dưới đất hay còn neo trên cây.

- Bao trái khi xoài còn non (khoảng 40 - 45 ngày sau khi tượng trái). Cần chú ý trước khi bao trái nên phun các loại thuốc trừ sâu, bệnh. Nên phun kỹ để diệt hết các mầm bệnh, trứng sâu.

Việc bao trái, ngoài việc ngừa sâu đục hột còn phòng bệnh thán thư, ruồi đục trái, da cám, đốm vi khuẩn và bảo vệ trái khỏi bị xây xát… 

Bao trái hiện nay là biện pháp phổ biến ở các vùng trồng cây ăn trái do an toàn cho người dùng, lại tiết kiệm chi phí đầu tư do ít phải dùng các loại thuốc trừ sâu, bệnh, mà trái lại đẹp mã, hấp dẫn và bán có giá cao. Bao trái phổ biến ở Philippines, Thái Lan, Indonesia…

sirifos-585ec-480ml101802949

Phun thuốc hóa học: Do sâu đục hột hại nặng đến năng suất, phẩm chất trái, thời gian gây hại lại kéo dài, do đó cần phát hiện sớm trước khi sâu đục vào trái. Nếu phát hiện, cần phun thuốc phòng trừ ngay.

Nếu vườn thường xuyên bị sâu hại, định kỳ 7 - 10 ngày nên phun 1 lần, cần phun thuốc ướt đều trái, nên pha thêm chất bám dính và loang trải như dầu khoáng SK Enspray 99EC, nếu có thể phun bằng bình phun áp lực cao để thuốc phủ đều phần chóp trái.

Nên luân phiên phun các loại thuốc trừ sâu gốc Lân hữu cơ và Cúc tổng hợp như Sec Saigon 10 - 25 EC và Sairifos 585 EC. Nên chú ý thời gian cách ly và đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn trước khi sử dụng.

Xem thêm
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Đặc biệt tập trung phòng chống bệnh cúm gia cầm và dại

Chiều 12/4, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) tổ chức Hội nghị triển khai công tác quý II lĩnh vực thú y. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự và chủ trì hội nghị.

Lượng sử dụng thuốc thảo mộc, sinh học theo IPM tăng mạnh

Hà Nội Thống kê của Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Nội cho thấy so với trước, lượng sử dụng thuốc sinh học theo IPM tăng mạnh nhưng theo tập quán không mấy thay đổi.

Tưới tiết kiệm: Cái khó bó cái khôn

Tưới tiết kiệm mang lại rất nhiều lợi ích mà bản thân nông dân hiểu rất rõ, tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có điều kiện đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm.