| Hotline: 0983.970.780

Sau HD 981 liệu Trung Quốc âm mưu những gì?

Thứ Ba 13/05/2014 , 10:18 (GMT+7)

Với “truyền thống” vừa ăn cướp vừa la làng của Trung Quốc thì liệu sẽ dẫn tới kịch bản gì nếu Việt Nam, ASEAN và cộng đồng quốc tế không không cương quyết phản đối?/ 3 cách để khởi kiện ngay Trung Quốc

Việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã thúc đẩy làn sóng phản đối mạnh mẽ của dư luận trong và ngoài nước.

Nhưng với “truyền thống” vừa ăn cướp vừa la làng của Trung Quốc thì liệu sẽ dẫn tới kịch bản gì nếu Việt Nam, ASEAN và cộng đồng quốc tế không không cương quyết phản đối, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia khác?


Băng rôn người tuần hành ở Hà Nội sáng 11/5 phản đối hành động xâm phạm trắng trợn chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Trên băng rôn có hình Thủ tướng Đức Angela Merkel giới thiệu tấm bản đồ tặng cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tấm bản đồ cổ đó không hề xác định Hoàng Sa - Trường Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Khi đuối lý thì Trung Quốc lại đưa ra lý cùn rằng đây là nơi cách Hoàng Sa 4 hải lý nên Bắc Kinh có quyền với vùng biển này.

Luật sư Lê Thanh Sơn phân tích, Trung Quốc lâu nay luôn theo kiểu đánh tráo khái niệm. Nhưng chúng ta phải lưu ý, vùng đặc quyền kinh tế là vùng tự do hàng hải, các nước được luân chuyển lưu thông hàng hóa tàu bè qua vùng đó, nhưng không được phép khai thác tài nguyên, đánh bắt cá, thăm dò tại vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền quốc gia đó.

Trung Quốc đánh tráo khái niệm ở chỗ Hoàng Sa bị nước này dùng vũ lực chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1974. Hiện nay, họ đang cấm tàu bè qua lại đó trong phạm vi 3 hải lý, dần dần mở thành 6 hải lý, 10 hải lý. Bắc Kinh sẽ mở rộng vùng cấm, sau một thời gian họ sẽ tạo ra vùng cấm bay.

Cứ cái kiểu lu loa và hung hãn này, biết đâu một ngày không xa có thể giàn khoan Trung Quốc chỉ cách bờ biển Việt Nam chỉ 20 hải lý. Vì đây chính là ranh giới đường “lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ ra trên Biển Đông. 

Ngày 2/5 Trung Quốc cấm tàu bè qua lại trong bán kính 3 hải lý quanh vị trí hạ đặt giàn khoan trái phép, ngày 8/5, tàu Trung Quốc ngăn cản không cho tàu bè đi vào phía trong cách khu vực giàn khoan với bán kính 5 - 7 hải lý. Đến ngày 10/5, phạm vi bảo vệ đã mở rộng lên trên 10 hải lý (trên 18,5km).
 

NÓNG:

>>Cảnh sát biển VN bác bỏ thông tin “thả người nhái tấn công tàu TQ”

>>ASEAN ra tuyên bố báo động về tranh chấp trên Biển Đông

>>Hàng trăm website của Việt Nam đã bị "hacker Trung Quốc" tấn công

>>Hòa bình ở Biển Đông bị đe dọa

>>Trung Quốc huy động máy bay tiêm kích bảo vệ giàn khoan trái phép

>>Video người dân Hà Nội, Sài Gòn xuống đường phản đối Trung Quốc

>>Người nước ngoài tham gia phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép

>>Hà Nội, Sài Gòn đồng loạt xuống đường phản đối TQ xâm phạm chủ quyền

>>"Trung Quốc đang biến Biển Đông thành nồi nước sôi”

>>ASEAN đã “bắn cảnh báo” Trung Quốc

>>Bà Nguyễn Thị Bình: Hành động của Trung Quốc là "xâm lược lãnh thổ nghiêm trọng"

>>Sẽ không thể có vụ HD 981 nếu trước cùng Philippines khởi kiện

>>Nhân sĩ, trí thức xuống đường phản đối Trung Quốc

 

 

Xem thêm
Bộ NN-PTNT đứng đầu về chỉ số cải cách công vụ

Với số điểm đạt 94,4%, Bộ NN-PTNT đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ về chỉ số cải cách chế độ công vụ trong bảng xếp hạng PAR Index 2023.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Điểm danh' những mỏ lộ thiên cần tăng cường phòng chống mưa bão

QUẢNG NINH Các đơn vị của TKV đang rà soát kế hoạch phòng chống mưa bão năm 2024, xác định vị trí trọng điểm, xung yếu có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.