| Hotline: 0983.970.780

Sâu phao đục bẹ hại lúa

Thứ Sáu 11/07/2014 , 08:15 (GMT+7)

Nên phun thuốc lúc sáng sớm hay chiều mát, cần chú ý rút cạn nước, khoanh vùng phun xịt, phun kỹ nơi sâu gây hại nặng.

Sâu phao đục bẹ hay sâu đục bẹ được phát hiện đầu tiên trong vụ HT năm 1998 tại Sóc Trăng và Tiền Giang, năm 1999 tại huyện Càng Long (Trà Vinh) và Vũng Liêm (Vĩnh Long); năm 2000 tại huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp); 2002 tại các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận…

Như vậy trong một thời gian ngắn, sâu phao đã lây lan nhanh trên diện rộng, hình thành các ổ dịch lớn và nếu không phòng trị kịp thời sẽ gây hại nặng đến năng suất.

nh-sirifos-585ec-450ml142144893

Triệu chứng gây hại: Gọi là sâu phao đục bẹ vì cách thức, thời điểm sinh sống giống như sâu phao nhưng cách gây hại lại giống như sâu đục thân.

Sâu thường bắt đầu gây hại khoảng 10 - 15 ngày sau sạ (NSS) đến cuối giai đoạn đẻ nhánh (40 - 50 NSS), sâu tuổi nhỏ thường cạp nhu mô, cắn đứt mép lá thành dạng răng cưa, sâu tuổi lớn cắn đứt hai mảnh lá, nhả tơ gấp lại làm phao (triệu chứng gây hại của sâu phao).

Sâu có thể đục vào bẹ làm bẹ bị thối, vàng, nếu đục vào đỉnh sinh trưởng thì sẽ làm đọt bị chết (triệu chứng gây hại của sâu đục thân). Lúa bị hại sẽ kém phát triển, thấp cây, nảy chồi ít, bông ngắn, hạt nhỏ, lép nhiều.

Điều kiện lây lan, gây hại: Sâu đục bẹ thường gây hại trên các chân ruộng trũng nước, lúa mọc thưa, cấy dặm, ở các địa phương không có mùa vụ rõ rệt, gieo sạ không đồng loạt, nếu sạ muộn bị nặng hơn sạ sớm, sau khi thu hoạch lúa, sâu sống trên lúa rày, lúa chét hoặc trên cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng còn nhỏ.

Sâu gây hại phổ biến trong vụ ĐX và HT.

Đặc tính sinh học:

Bướm: Giống như bướm sâu cuốn lá nhỏ, nhưng cánh có màu vàng rơm đến nâu đậm, trên cánh có nhiều chấm trắng viền nâu, mép cánh có viền nâu đậm. Bướm đực có nhiều đường nét sặc sỡ hơn bướm cái, giữa cánh có đốm nâu lớn, cuối cánh có đốm trắng nhỏ.

Bướm bay nhanh nhẹn hơn bướm sâu cuốn lá, bướm sâu phao, khi đậu cánh xếp lại, đầu quay xuống nước. Bướm sống 5 - 7 ngày.

Trứng: Sau khi vũ hóa 2 - 3 ngày, bướm chọn nơi có nước để đẻ trứng, bướm cái có thể đẻ 20 - 30 trứng mỗi lần và đẻ 2 - 3 lần (2 - 3 đêm). Trứng màu trắng, hơi tròn, được đẻ thành từng cụm hay thành 2 - 4 hàng ở mặt dưới lá gần bẹ hay ngay trên bẹ lá sát mực nước. Sau khi đẻ 5 - 7 ngày, trứng nở thành sâu non.

Sâu non: Sâu mới nở có màu trắng ngà, dài khoảng 4 - 5 mm, sâu lớn có màu vàng nhạt, rất dai. Sâu non thường bò lên cạp nhu mô, cắn lá làm phao, phao của sâu đục bẹ là do hai mảnh lá ghép lại, dẹp, sâu tuổi 1 dài khoảng 5 ngày.

Sâu tuổi 2 vừa ăn lá, vừa đục vào bẹ từ ngang mực nước xuống gốc lúa, từ tuổi 3 trở đi sâu đục vào thân là chính còn lá lúa chỉ làm phao, đặc biệt sâu có thể chui cả thân mình xuống nước để đục vào thân. Sâu đủ sức dài khoảng 20 mm, màu trắng sáp, bóng, mập, đầu có màu xám nâu. Thời gian sâu non dài khoảng 20 - 22 ngày.

Nhộng: Sâu hoá nhộng ở ngay vết đục hoặc đầu ghim vào bẹ lúa ngang mực nước. Thời gian hoá nhộng đến vũ hóa khoảng 8 ngày.

Phòng trị:

- Gieo sạ đồng loạt.

- Thăm đồng thường xuyên: Nếu phát hiện có nhiều xác bướm trên mực nước hay có dấu hiệu lúa bị sâu đục bẹ gây hại thì phải có biện pháp phòng, trị ngay.

Điều chỉnh nước trên ruộng: Giai đoạn lúa 10 - 20 ngày tuổi không nên để mực nước ngập quá sâu, giữ mức nước 3 - 5 cm là đủ vừa tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh vừa hạn chế bướm đẻ trứng.

Khi phát hiện sâu non nở rộ, nên tháo cạn nước trong vài ngày để hạn chế sâu di chuyển, lây lan và phun thuốc trừ sâu ngay.

Phun thuốc:

- Nếu phát hiện sớm, sâu tuổi 1 - 2, do lúc này sâu chỉ tấn công phần lá lúa trên mực nước nên có thể dùng các loại thuốc có tính tiếp xúc, vị độc, như Sec Sài Gòn 20, 50EC, Sairifos 585EC.

- Nếu phát hiện muộn, khi sâu lớn, đã đục vào thân thì nên dùng các loại thuốc có tính lưu dẫn, thấm sâu, xông hơi như Sairifos 585EC hay Lancer 97DF.

Chú ý: Nên phun thuốc lúc sáng sớm hay chiều mát, cần chú ý rút cạn nước, khoanh vùng phun xịt, phun kỹ nơi sâu gây hại nặng.

Ngoài các loại thuốc nước, có thể dùng các loại thuốc hạt để rải như Sago supe 3G, Gà Nòi 4G, Diaphos 10H… Chú ý trước khi rải nên giữ mức nước 3 - 5 cm, rải thuốc, giữ nước trong 5 - 7 ngày.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm