| Hotline: 0983.970.780

Sau rà soát 3 loại rừng ở Yên Bái: Chia cho người giàu?

Thứ Sáu 16/12/2011 , 11:50 (GMT+7)

Người nghèo mỏi cổ chờ, còn người giàu thì được giao rừng tới tấp, nhận đất rừng rồi bỏ hoang.

Ông Hoàng Văn An bên rừng trồng của gia đình
Năm 2007 tỉnh Yên Bái hoàn thành việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng. Người dân khấp khởi, hy vọng sau khi rà soát sẽ được giao rừng và đất rừng cho sự mưu sinh. Người nghèo mỏi cổ chờ, còn người giàu thì được giao rừng tới tấp, nhận đất rừng rồi bỏ hoang.

Ngày 15/3/2007 UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 325/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại đất rừng, trong đó rừng đặc dụng là 36.508,1 ha, rừng phòng hộ là 189.515,9 ha, rừng sản xuất là 253.707,4 ha. Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 5/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ: Sau khi đã quy hoạch, xác định rõ 3 loại rừng cần "đẩy mạnh việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp".

Đối tượng các hộ gia đình được ưu tiên giao đất và cho thuê đất là: Đồng bào các dân tộc đang sinh sống tại địa bàn, các hộ gia đình chính sách thiếu đất sản xuất, các hộ nông dân, hộ gia đình là công nhân nông, lâm trường đã giải thể…sau mới đến các tổ chức, doanh nghiệp. Thực tế ở Yên Bái thì các DN lại được "ưu tiên" giao và cho thuê rừng và đất rừng trước.

Ngày 2/3/2007 UBND tỉnh Yên Bái cấp Giấy chứng nhận Dự án trồng rừng cho Cty CP Bảo Minh, ngày 18/10/2007 thì ra QĐ cho Cty thuê 774,03 ha đất trồng rừng tại hai xã: Cẩm Ân, Bảo Ái huyện Yên Bình. Tiếp đến ngày 1/11/2007 cho CTy TNHH XD Tân Thành An thuê 600,7 ha đất trồng rừng tại xã Xuân Long, huyện Yên Bình, ngày 30/6/2008 UBND tỉnh Yên Bái tiếp tục cho Cty CP dịch vụ SX và kinh doanh lâm nghiệp Hà Nội, có trụ sở tại xã Đông Ngạc, Từ Liêm Hà Nội thuê 950,85 ha đất rừng tự nhiên SX để trồng rừng tại xã Xuân Long, huyện Yên Bình. Ngày 1/12/2010 UBND tỉnh Yên Bái cho Cty CP Minh Tiến Phú Thọ, địa chỉ tại xã Minh Nông-TP Việt Trì thuê 905,93 ha đất trồng rừng tại xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn. DN trồng rừng 327 có trụ sở tại huyện Yên Bình được thuê 514,41 ha đất trồng rừng ở 3 huyện Yên Bình, Trấn Yên và Văn Chấn.

Như vậy, tổng diện tích rừng mà UBND tỉnh Yên Bái cho các DN thuê hơn 38.000 ha. Theo báo cáo Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 5 triệu ha rừng, trong số 6 DN được UBND tỉnh Yên Bái cho thuê đất trồng rừng thì có 4 DN ngoài tỉnh. Trong các Cty đó, Cty Tân Thành An đã trồng được hơn 200 ha, các Cty Bảo Minh, Cty CP kinh doanh lâm nghiệp Hà Nội, Cty CP Minh Tiến Phú Thọ cho đến nay chưa rõ đã trồng được bao nhiêu ha.

Trả lời phỏng vấn của PV báo NNVN qua điện thoại, ông Đinh Văn Thạch, Chủ tịch UBND xã Cẩm Ân thì trả lời: Họ (Cty Bảo Minh) có trồng gì đâu, đất của bà con thì bà con trồng đấy chứ... Chúng tôi liên lạc vào số máy 0293.219.081 của Cty Bảo Minh do Phòng Quy hoạch Sở Tài nguyên-Môi trường Yên Bái cung cấp thì đều được trả lời: Số máy này không có. Tiếp tục gọi số máy 042.249.321 của Cty CP Kinh doanh lâm nghiệp Hà Nội thì không có tín hiệu. Phải chăng đây là những công ty ma?

Trao đổi với ông Dương Kim Vượng- Bí thư Đảng bộ xã Y Can, ông Vượng cho biết: Hiện xã còn hơn 1.800 ha rừng và đất rừng sau khi đã rà soát xong 3 loại rừng, nhưng người dân thì chưa được giao một mét vuông nào…

Còn ông Triệu Tiến Thịnh- Bí thư Huyện ủy Trấn Yên không ngần ngại trả lời: Tỉnh giao cho huyện Trấn Yên làm thí điểm việc giao và cho thuê đất tại xã Y Can, đề án đã lập rồi, nhưng khó khăn của huyện là không có kinh phí để thuê đơn vị tư vấn đánh giá tài sản còn lại trên đất, đo đạc, vẽ bản đồ.

Vậy là đã rõ, người giàu được giao đất thì bỏ hoang, còn người dân muốn có đất trồng rừng thì hãy đợi đấy!

Ông Phạm Văn Tiến, Chủ tịch xã Cát Thịnh huyện Văn Chấn thì bức xúc: Tỉnh cho Cty Minh Tiến thuê hơn 900 ha từ năm 2010, nhưng đến nay họ đã làm gì đâu, trong khi đó thì người dân trong xã lại không có đất SX…

Bức xúc trước việc UBND tỉnh Yên Bái giao đất cho các DN, còn người dân sở tại bao nhiêu năm gắn bó với rừng thì mỏi cổ chờ đợi, ngày 6/12/2011 một số người dân xã Y Can đã tấn công bảo vệ của DN 327 và CA xã Y Can do tranh chấp đất trồng rừng đã làm 6 người bị trọng thương phải vào viện cấp cứu. Máu đã đổ vì đất rừng.

Một lãnh đạo xã Y Can đã thất vọng trả lời PV báo NNVN: Chúng tôi là cấp dưới thì phải thực hiện quyết định của cấp trên thôi. Sự bất ổn xã hội của Y Can hiện nay là người dân có nhu cầu đất trồng rừng thì không được giao, còn các DN đã có nhiều đất thì lại giao cho họ.

Một câu hỏi đặt ra trong 253.707,4 ha rừng SX, ngoài diện tích đã giao cho các DN, tỉnh Yên Bái đã giao cho người dân được bao nhiêu ha? Sở Tài nguyên-Môi trường trả lời: Sở TN- MT chỉ làm thủ tục giao cho các tổ chức, DN còn các hộ gia đình thì do các huyện giao. Đó là câu hỏi còn đang để ngỏ.

Xem thêm
Thủ tướng nêu 3 nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát 3 nhiệm vụ hết sức quan trọng với Lạng Sơn trong thực hiện quy hoạch tỉnh.

Phú Thọ thiệt hại khoảng 34,5 tỷ đồng do mưa dông

Ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chịu thiệt hại vô cùng nặng nề khi hàng trăm ha lúa, ngô, chuối, rau màu... bị đổ ngã và không thể phục hồi.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dòng người nghìn nghịt dự lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh

Hà Tĩnh Hàng nghìn người dân đã đổ về biển Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên ngắm màn pháo hoa mãn nhãn, rực rỡ trong lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh 2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm