| Hotline: 0983.970.780

Sẽ chặn nước vào hồ Ba Bể?

Thứ Năm 14/08/2014 , 09:14 (GMT+7)

Chính quyền Bắc Kạn đang có ý định xây bờ đập thủy điện cao tới 33 m, gây nguy cơ nước hồ Ba Bể bị cạn kiệt.

Dòng sông Năng thơ mộng bắt nguồn từ phía Tây Bắc của tỉnh Cao Bằng, chảy qua địa bàn các huyện: Pác Nặm, Ba Bể tỉnh Bắc Kạn, trước khi đưa dòng nước trong xanh đổ vào hồ Ba Bể.

Chọn rốn vàng sa khoáng để xây thủy điện

Năm 2008, tỉnh Bắc Kạn đã đồng ý cho DN lập dự án ngăn nước dòng sông Năng, tại địa điểm thôn Nà Nộc, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể để xây dựng thủy điện.

Tuy nhiên, việc làm này có nguy cơ dẫn đến cạn kiệt nguồn nước vào hồ Ba Bể, phá vỡ sinh thái vùng lòng hồ và khô hạn tại 7 xã vùng hạ lưu, nên bị chính quyền và nhân dân Ba Bể phản ứng mạnh mẽ, dự án này tạm thời lắng xuống.

Nhiều người dân cho rằng, dòng sông Năng đoạn chảy qua các xã Bằng Thành, An Thắng của huyện Pác Nặm và xã Bành Trạch, huyện Ba Bể là rốn vàng sa khoáng rất lớn của núi rừng Việt Bắc.

Hồ Ba Bể nằm trong quần thể núi đá vôi VQG Ba Bể bao bọc, được hình thành trong kiến tạo tự nhiên, ở độ cao 145 m so với mặt nước biển, diện tích mặt nước khoảng 500 ha, độ sâu trung bình từ 20 đến 25 m, chiều dài khoảng 8 km, chỗ rộng nhất đến 500 m, được núi đá vôi cắt khúc thành 3 vùng hồ nối tiếp nhau, mới có tên gọi là Ba Bể.

Bởi từ những năm 1970, người dân nơi khác đã biết dùng máng gỗ đãi cát lấy những hạt vàng ở dòng sông Năng. Đến năm 1997, tỉnh Bắc Kạn được tái thành lập thì việc quản lý nhà nước được siết chặt hơn, nhưng nạn khai thác vàng trái phép trên dòng sông Năng chảy qua xã Bành Trạch vẫn luôn là điểm nóng về khai thác vàng trái phép.

Mới đây nhất là ngày 10/7/2014, Sở TN-MT tỉnh Bắc Kạn đã có Công văn số 635 gửi tới các Bộ, ngành ở Trung ương để xin ý kiến chấp thuận cho DN được phép xây dựng thủy điện sông Năng tại rốn vàng sa khoáng xã Bành Trạch đã lập tức làm nóng lên những nghi ngờ việc "ăn chia" các đoạn sông này để tìm kho vàng sa khoáng đang bí ẩn dưới dòng nước.

Bí thư Huyện ủy phản đối

Hồ Ba Bể có mặt nước rộng khoảng 500 ha, độ sâu trung bình 20 đến 25 m. Từ xa xưa đã có 3 nguồn nước tự nhiên chảy vào hồ, đó là suối Chợ Lèng, Bó Lù chảy từ phía Tây Nam và sông Năng chảy vào hồ từ phía Bắc.

Trong đó, sông Năng có vai trò quan trọng nhất, nó vừa là dòng chảy chủ đạo, vừa có tác dụng nâng nước hồ Ba Bể ổn định, bởi nước hồ Ba Bể và sông Năng gặp nhau ở đoạn ngã 3 khu vực Bản Cám, trước khi chảy xuống thác Đầu Đẳng sang huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

Nước trên dòng sông Năng ổn định thì nước hồ Ba Bể mới luôn đầy ắp, là nơi trú ngụ, sinh sản của 106 loài cá nước ngọt, trong đó có 11 loài nằm trong "Sách đỏ Việt Nam". Mỗi khi có nước lũ lớn trên dòng sông Năng, cũng ngay lập tức nước hồ Ba Bể sẽ dâng cao tương xứng. Còn vào mùa đông, sông Năng ít nước, cũng là lúc nước hồ Ba Bể thấp hơn mức bình thường khoảng 5 m.

Năm 1995, hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới tại Mỹ công nhận là 1 trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Năm 2004, VQG Ba Bể được công nhận là Di sản ASEAN. Năm 2011, được Ban Thư ký công ước Ramsar công nhận là Khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế) thứ 1.938 của thế giới và là Khu Ramsar thứ 3 của Việt Nam.

Do đó, đối với người dân sống quanh khu vực lòng hồ Ba Bể, họ coi sông Năng là sự sống còn của hồ Ba Bể, nếu ngăn nước dòng sông này, cũng đồng nghĩa với việc hồ Ba Bể sẽ bị cạn nước, phá vỡ hệ thống rừng núi đá ngập nước, làm thay đổi môi trường sống của các loại thủy sinh có trong lòng hồ.

Và mỗi khi thủy điện tích nước phục vụ phát điện, dòng sông Năng cạn nước, việc đi lại bằng thuyền máy, thuyền độc mộc của khách du lịch và cư dân ven sông Năng sẽ gặp nhiều khó khăn.

"Tôi thấy dòng sông Năng bây giờ rất ít nước chảy mùa đông, nếu họ mà đắp đập thì ban ngày phải dâng nước, đến tối mới xả nước. Họ mà làm như thế, chắc chắn ban ngày nước của hồ Ba Bể sẽ cạn, cá tôm không còn nữa, thì người dân sống bằng nghề đánh bắt cá trên hồ Ba Bể và dòng sông Năng như nhà tôi sẽ chết đói mất", ông Nguyễn Văn Thuận có hơn 50 năm gắn bó với hồ Ba Bể bày tỏ.

Trao đổi với PV Báo NNVN, bà Đỗ Thị Minh Hoa, Bí thư Huyện ủy Ba Bể, đã thẳng thắn: "Tôi đã nghe nhiều về việc cán bộ và nhân dân tại 7 xã thuộc vùng hạ lưu phàn nàn, và không nhất trí với việc xây thủy điện sông Năng tại xã Bành Trạch.

Vì thủy điện chỉ có 5 MW, khi đưa vào sử dụng chỉ tạo việc làm cho khoảng 30 lao động, trong khi dọc sông Năng đang có hàng trăm ha đất trồng 2 lúa 1 màu ăn chắc, góp phần nuôi sống hàng nghìn hộ gia đình từ lâu đời.

Nếu cho DN xây đập thủy điện, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước SXNN, cũng đồng nghĩa với việc đẩy người dân chúng tôi quay về cảnh đói nghèo. Chính vì thế, cá nhân tôi cũng như nhiều cán bộ đảng viên sẽ không bao giờ bỏ rơi lợi ích của số đông người nông dân nghèo, để ủng hộ lợi ích của một nhóm người".

Người dân nơi đây đang hy vọng các Bộ, ngành ở Trung ương sẽ không chấp thuận cho xây thủy điện sông Năng tại xã Bành Trạch, để góp phần thúc đẩy du lịch Ba Bể phát triển.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm