| Hotline: 0983.970.780

Sẽ không để người dân bị đói!

Thứ Tư 20/10/2010 , 22:19 (GMT+7)

Thủ tướng nói: Qua chuyến về thăm đồng bào vùng lũ, tôi thật sự cảm động trước tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn của bà con vùng lũ. Đặc biệt, các cấp ủy đảng chính quyền địa phương đã chỉ đạo và có phương án kịp thời đối phó cơn lũ, góp phần giảm bớt được những thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Trước những hậu quả nặng nề của trận mưa lũ lịch sử trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, chiều qua (20/10) Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã vào trực tiếp thị sát và chỉ đạo công tác cứu trợ cứu nạn, khắc phục hậu quả tại tỉnh này. Thủ tướng đã đến vùng rốn lũ Hương Khê.

Bà con vùng lũ ân cần đón Thủ tướng.

Cơn đại hồng thuỷ kéo dài từ ngày 29/9 đến nay đã khiến cho huyện nghèo Hương Khê hoang tàn đổ nát. Toàn huyện đã có 7 người chết, hàng chục người mất tích và bị thương; 20 nghìn hộ với trên 90 nghìn nhân khẩu của 22/22 xã, thị trấn trong toàn huyện bị nhấn chìm trong biển nước; trên 1.700 ngôi nhà sập đổ, hư hỏng nặng…Tổng thiệt hại ước tính trên 700 tỷ đồng.  

Trước mắt, Thủ tướng Chính phủ quyết định, hỗ trợ cho Hà Tĩnh 250 tỷ đồng, 5.000 tấn gạo; Quảng Bình 250 tỷ đồng, 3.000 tấn gạo; Nghệ An 100 tỷ đồng, 2.000 tấn gạo để cứu đói kịp thời cho đồng bào.

Về Hương Khê, chiếc thuyền cứu trợ của lực lượng QK4 chở Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn công tác phải luồn lách, vượt bao sóng nước mới đến được thôn Đông Hải, xã Gia Phố- một trong những khu vực đang bị nước lũ cô lập. Thấy đoàn cứu trợ đến, người dân trên hàng chục chiếc thuyền ba lá, bè chuối đến vây quanh thuyền Thủ tướng. Thủ tướng xúc động chia sẻ: “Đảng, Chính phủ rất hiểu nỗi đau thương mất mát mà đồng bào phải gánh chịu trong thời gian vừa qua và mong rằng đồng bào ta hãy cố gắng đoàn kết bên nhau vượt qua cơn hoạn nạn này, Đảng và Chính phủ hứa sẽ luôn luôn ở bên đồng bào, hỗ trợ giúp đỡ đồng bào”.

Thủ tướng về kiểm tra tình hình thực tế vùng lũ.
Nhận từ tay Thủ tướng hộp mì tôm và món quà Thủ tướng dành tặng, ông Nguyễn Châu, thôn Đông Hải (Gia Phố) xúc động đến rơi nước mắt. Ông Châu run run nói: "Cảm ơn Thủ tướng đã chẳng quản ngại đến với người dân chúng tôi giữa dòng lũ dữ. Tình cảm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ dành cho chúng tôi là niềm động viên vô cùng to lớn, giúp nhân dân chúng tôi có thêm sức mạnh để chống chọi với mưa lũ”.  Vợ chồng ông Châu sống trong một căn nhà nhỏ; bà bị bệnh thấp khớp nên không đi lại được; 2 cơn lũ liên tục ập xuống khiến cho ông bà trở tay không kịp, toàn bộ tài sản, lúa gạo, trâu bò đều đã bị lũ cuốn trôi; nhà cửa cũng chỉ còn lại mấy cái cọc gỗ trơ trọi.

Trao đổi nhanh với Đảng bộ và bà con nhân dân huyện Hương Khê, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương, đánh giá cao tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau trong cơn hoạn nạn. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu, Hương Khê phải huy động mọi nguồn lực, phân phối hàng cứu trợ kịp thời, đúng vùng, đúng đối tượng cho nhân dân, tuyệt đối không để người dân bị đói, bị khát; trường hợp những gia đình bị lũ cuốn hết nhà cửa, tài sản phải hỗ trợ tiền và các vật dụng cần thiết giúp họ sớm ổn định cuộc sống...

Thủ tướng cho biết, sau lũ Chính phủ sẽ có kế hoạch hỗ trợ Hương Khê khắc phục dần cơ sở hạ tầng; hỗ trợ tiền mua giống cho bà con khôi phục lại sản xuất; Thủ tướng cũng hứa trước nhân dân, Đảng và Chính phủ sẽ đảm bảo đủ lương thực hỗ trợ cho nhân dân, sẽ không để nhân dân bị đói….

Từng thùng mỳ tôm cứu trợ được đoàn kiểm tra do Thủ tướng dẫn đầu chuyển đến tay người dân.

Sau khi trở về từ vùng lũ ở Hương Khê, Thủ tướng đã có buổi làm việc với lãnh đạo Hà Tĩnh, Nghệ An và Quảng Bình về công tác khắc phục hậu quả lũ lụt. Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Đào Xuân Học cho biết, cơn lũ ập đến Hà Tĩnh, Nghệ An và Quảng Bình đã làm 44 người chết, 21 người mất tích và nhiều người bị thương; hàng trăm nghìn nhà dân bị hư hỏng; hàng vạn con gia súc gia cầm chết và bị trôi; hàng chục ngàn ha cây trồng bị mất trắng; hệ thống cơ sở hạ tầng bị hư hỏng nghiêm trọng, gây thiệt hại ít nhất trên 7.000 tỷ đồng (trong đó Hà Tĩnh cả 2 đợt 5.340 tỷ đồng).

Thủ tướng chia sẻ với Đảng bộ, nhân dân 3 tỉnh và biểu dương sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cũng như sự đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn của nhân dân vùng lũ. Thủ tướng nói: Qua chuyến về thăm đồng bào vùng lũ, tôi thật sự cảm động trước tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn của bà con vùng lũ. Đặc biệt, các cấp ủy đảng chính quyền địa phương đã chỉ đạo và có phương án kịp thời đối phó cơn lũ, góp phần giảm bớt được những thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Đảng, chính quyền 3 tỉnh phải luôn bám sát cơ sở, tuyệt đối không để một người dân nào đói, rét; tập trung tiền của và lực lượng sửa sang nhà cửa ổn định cho những gia đình bị thiệt hại; bằng mọi biện pháp tích cực tìm kiếm người mất tích; trợ giúp các gia đình có người bị chết trong lũ cũng như quan tâm đề phòng các loại dịch bệnh sau lũ. Những nơi nước rút, cần khẩn trương huy động lực lượng làm tốt công tác môi trường sau lũ; sớm khắc phục các công trình nhà cửa, trường học, y tế, hạ tầng giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc; có kế hoạch bổ cứu sản xuất vụ đông để chống đói cho dân.

Xem thêm
Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác IUU

Mục đích của Chương trình hành động là xác định chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giây phút kinh hoàng qua lời kể của nạn nhân sống sót ở Xi măng Yên Bái

Một đêm dài vừa trải qua với các nạn nhân sống sót sau vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, họ kể lại câu chuyện trong nỗi đau về cả thể xác và tinh thần.