| Hotline: 0983.970.780

SGK có cần nghìn tỷ?

Thứ Năm 17/04/2014 , 07:05 (GMT+7)

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, biên soạn mỗi bộ SGK cho từng lớp học chỉ cần khoảng 3 tỷ đồng. Tính chi ly, thì để có bộ SGK từ lớp 1 đến lớp 12 chỉ phải chi tầm 36 tỷ đồng.

Dư luận thêm một phen choáng váng trước thông tin Bộ GD-ĐT dự kiến kinh phí trên 34 ngàn tỷ đồng cho đề án đổi mới chương trình - sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015. Khi nghe Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cảnh báo: “Các đồng chí toàn dùng khẩu hiệu... Các đồng chí mới nói được là chương trình, sách giáo khoa phải đổi mới. Nói vậy thì đúng rồi. Nhưng vấn đề là đổi mới thế nào, phải thế nào để đáp ứng mục tiêu đó thì tôi không thấy rõ”.

Vấn đề này tiếp tục nóng bỏng tại cuộc họp báo định kỳ của Bộ GD-ĐT. Trước những câu hỏi bức xúc và hoài nghi của giới truyền thông, đại diện Bộ GD-ĐT cho rằng, kinh phí chi trực tiếp cho việc biên soạn chương trình - sách giáo khoa chỉ có 5 ngàn tỷ đồng thôi, ngoài ra còn chi 7-8 khoản khác. Quan điểm của Bộ GD-ĐT là đề án này nhằm chuyển từ việc chủ yếu truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học. Nghĩa là việc đổi mới này nhắm đến mục tiêu thay đổi phương pháp dạy học, mà phải chi đến hàng chục ngàn tỷ đồng?

Chất lượng giáo dục nước ta đang đứng trước nhiều thử thách. Điều ấy ai cũng biết, nhưng nhiều hội thảo lớn nhỏ vẫn chưa tìm ra hướng đi hữu hiệu. Hơn một thập niên qua, rất nhiều kiến nghị lẫn lắm lời phàn nàn về thực trạng khập khiễng của sách giáo khoa. Tuy nhiên, vẫn không có tổng kết nào để thấy rõ bất cập ở đâu, cần thêm bớt gì. Cho nên vung tay quá trán không hẳn sẽ có được chương trình dạy và học như mong muốn của cộng đồng!

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, biên soạn mỗi bộ sách giáo khoa cho mỗi lớp học chỉ cần khoảng 3 tỷ đồng. Tính chi ly, thì để có bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 sẽ phải chi 36 tỷ đồng. Đó là cách biên soạn sách giáo khoa hoàn toàn mới mà không hề kế thừa chút nào từ những sản phẩm cũ. Con số chi phí khổng lồ mà Bộ GD-ĐT đưa ra càng khiến bức tranh giáo dục trở nên rối ren hơn.

Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với quốc tế. Tại sao không chuyển giao công nghệ giáo dục từ các quốc gia tiên tiến? Sách giáo khoa bậc phổ thông ở hầu hết các nước đều nhẹ nhàng và khoa học, nếu áp dụng vào thực tế giảng dạy Việt Nam chắc chắn mang lại nhiều kết quả, đồng thời tạo tiền đề cho học sinh Việt Nam có thể theo học một cách dễ dàng tại các trường đại học lừng danh trên thế giới.

Sách giáo khoa bậc phổ thông luôn được xem như một tài liệu giảng dạy có tính bền vững cao nhất. Ai dám chắc hàng ngàn tỷ chi ra cho việc biên soạn theo đề án của Bộ GD-ĐT sẽ bảo đảm sự ổn định trong 5 năm hay 10 năm nữa? Nếu cứ nao núng thay đổi thì không chỉ tiên tốn ngân sách, mà còn nảy sinh nhiều hệ lụy khó lường.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất