| Hotline: 0983.970.780

Siết chặt quản lý an toàn thực phẩm địa bàn Hà Nội

Thứ Tư 12/11/2014 , 08:15 (GMT+7)

Từ đầu năm đến nay, công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông lâm thủy sản trên địa bàn Hà Nội đã đạt những kết quả khả quan...

Về công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, đã giám sát, lấy 602 mẫu nông lâm thủy sản.

Kết quả phát hiện 42,1% mẫu thịt vượt mức giới hạn tối đa cho phép chỉ tiêu vi sinh; 3,1% mẫu thủy sản vượt mức giới hạn tối đa cho phép chỉ tiêu vi khuẩn hiếm khí; 1,7% mẫu thủy sản (cá trê) vượt mức giới hạn tối đa cho phép chỉ tiêu Leucomalochite green. Các mẫu khác nằm trong ngưỡng giới hạn tối đa cho phép.

Về kết quả triển khai Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT, đã thống kê 475 cơ sở SXKD sản phẩm nông lâm thủy sản do cấp thành phố quản lý.

Kết quả kiểm tra đánh giá phân loại lần đầu và định kỳ: Xếp loại A/B chiếm tỷ lệ 83,34%, cao hơn so với năm 2013 (82,59%), số cơ sở được kiểm tra đánh giá lần đầu xếp loại C chiếm tỉ lệ thấp (14,1%), thấp hơn so với năm 2013 (16,51%).

Sau khi kiểm tra, đôn đốc các cơ sở xếp loại C thực hiện khắc phục các sai lỗi, đã tái kiểm tra lại 76,19% được nâng lên loại B. Các đơn vị thuộc Sở đã cấp 212 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong SXKD nông lâm thủy sản (9 tháng năm 2013 là 157) tăng 135% so với cùng kỳ.

30/30 quận, huyện, thị xã đã tiến hành rà soát, điều tra, lập danh sách được 13.171 cơ sở SXKD sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc thẩm quyền quản lý của ngành NN-PTNT (có và không có đăng ký kinh doanh).

Đã tiến hành rà soát, thống kê được 3.451 cơ sở SXKD sản phẩm nông lâm thủy sản có giấy phép đăng ký kinh doanh do UBND quận, huyện cấp. 20,4% số cơ sở này đã được đánh giá, phân loại, cao hơn năm 2013 (13,41%).

Kết quả cơ sở xếp loại A/B chiếm 57,81%, cơ sở xếp loại C chiếm 42,19%. 20/30 quận, huyện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP được 159 cơ sở (9 tháng 2013 là 68) tăng 234% so với cùng kỳ.

Về kết quả công tác thanh, kiểm tra theo kế hoạch, liên ngành/đột xuất được triển khai có trọng tâm, trọng điểm vào ngành, nhóm sản phẩm, khâu có nguy cơ cao về ATTP, đặc biệt là các cơ sở thuộc đối tượng quản lý của thành phố.

Đã xử lý 125 tổ chức, cá nhân có vi phạm với số tiền 1.235.340.450 đồng và buộc phải tiêu hủy hơn 1,5 tấn sản phẩm nông lâm thủy sản làm thực phẩm. Đồng thời nhắc nhở, phạt cảnh cáo và yêu cầu khắc phục đối với một số cơ sở vi phạm lần đầu.

Tổng số cơ sở được thanh, kiểm tra là 9.107 cơ sở, kết quả có 1.279 cơ sở không đạt yêu cầu theo quy định chiếm 14%. Đã lấy 17.400 mẫu sản phẩm nông, lâm, thủy sản, trong đó phát hiện 265 mẫu sản phâm nông, lâm, thủy sản chiếm 1,52%.

Để hoàn thành kế hoạch UBND TP giao về ATTP nông lâm thủy sản năm 2014, nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm, Sở NN-PTNT sẽ tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục: Tham mưu rà soát ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các quận, huyện về lĩnh vực quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản; Tăng cường công tác tuyên tuyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người quản lý, người dân biết và chấp hành các quy định của nhà nước về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản;

Tăng cường kiểm tra đánh giá phân loại các cơ sở đã được thống kê và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định tại Thông tư 14/2011/TTBNNPTNT; đặc biệt tại các quận, huyện chưa triển khai thống kê, kiểm tra đánh giá phân loại; Tăng cường công tác thanh, kiểm tra phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm về chất lượng, ATTP theo đúng quy định của pháp luật.

Sở NN-PTNT kiến nghị UBND TP chỉ đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên ngành thuộc sở trong công tác quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn;

Phân công, phân cấp công tác quản lý chất lượng, ATTP giữa các đơn vị trực thuộc sở và giữa các sở, ngành, quận, huyện; xã, phường, thị trấn để tránh chồng chéo, trùng lặp và bỏ sót;

Bổ sung biên chế cho Chi cục QLCL nông lâm sản & thủy sản, Phòng Kinh tế quận, huyện, thị xã; Chỉ đạo các quận, huyện thực hiện quy hoạch giết mổ, tập trung xây dựng khu giết mổ tập trung theo quy hoạch, từng bước đình chỉ hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh theo quy định, xây dựng và triển khai Đề án kiểm tra nhanh về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản tại các chợ đầu mối nông sản.

(PGĐ Sở NN-PTNT Hà Nội)

Xem thêm
'Bóc’ các điểm chăn nuôi lợn quy hoạch đầu nguồn nước

QUẢNG TRỊ Sau một loạt các sự cố môi trường trong chăn nuôi, UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định đưa ra khỏi quy hoạch điểm chăn nuôi lợn đầu nguồn nước.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm