| Hotline: 0983.970.780

Siết chặt quản lý ATTP, nhân rộng các mô hình SX an toàn

Thứ Năm 14/12/2017 , 14:35 (GMT+7)

Hưng Yên đang vào cuộc một cách quyết liệt khi nói "không" với thực phẩm bẩn, siết chặt quản lý, thanh kiểm tra, xử lý nghiêm, đồng thời nhân rộng các mô hình SX các sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn để nâng cao giá trị SX và thu nhập cho người dân.

Siết chặt quản lý ATTP

Năm 2017, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản Hưng Yên (QLCLNLTS) phối hợp với Sở Y tế, Sở Công Thương, Công an, Ủy ban MTTQ tỉnh tăng cường kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn, đặc biệt là vào dịp cuối năm, Tết Nguyên đán, tháng hành động vì ATTP…

00-43-08_nh_1_16
Sản phẩm đạt tiêu chuẩn ATTP được dán tem chống hàng giả của HTX Quảng Châu

Đã thanh, kiểm tra 49 cơ sở gồm 27 cơ sở SX, chế biến, kinh doanh thực phẩm; 22 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Xử lý vi phạm hành chính 8 cơ sở vi phạm, tạm dừng hoạt động 1 cơ sở, nhắc nhở 12 cơ sở. Chi cục đã thành lập các đoàn kiểm tra đột xuất điều kiện đảm bảo ATTP, phát hiện 12 cơ sở SX, kinh doanh sản phẩm biến đổi gen dùng làm thực phẩm, xử phạt 4 cơ sở.

Ngoài ra, Chi cục còn kiểm tra đột xuất các cơ sở chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh các sản phẩm động vật, đã phát hiện và chuyển hồ sơ 1 cơ sở vi phạm SX, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc (221 kg bì tươi, 203 kg mỡ dạng lỏng), không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, xử phạt hành chính và buộc tiêu hủy tang vật.

Qua các cuộc thanh, kiểm tra cho thấy, các vi phạm chủ yếu gồm vi phạm điều kiện vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và điều kiện về con người, trong đó có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe trong SX, kinh doanh thực phẩm (không thực hiện hoặc có thực hiện khám sức khỏe nhưng giấy xác nhận đủ sức khỏe quá thời hạn; người SX, kinh doanh chưa được xác nhận kiến thức về ATTP, không lưu giữ hợp đồng mua bán hàng hóa…).

Ông Trần Nguyên Tháp, Chi cục trưởng Chi cục QLCLNLTS Hưng Yên cho biết, hiện ý thức, trách nhiệm của người dân ngày càng cao, từ người sản xuất tới người sơ chế, người kinh doanh thực phẩm. Vì vậy, tình hình ATTP của tỉnh năm 2017 về cơ bản không có vụ việc lớn, số vụ vi phạm giảm 10%. 

00-43-08_nh_2_16
Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Đỗ Tiến Sỹ thăm mô hình SX rau, củ an toàn của Cty Nhật – Việt

Ngoài thanh, kiểm tra định kỳ, Chi cục còn kiểm tra đột xuất khi cơ sở có dấu hiệu vi phạm. Cùng với đó, tiến hành cấp tem chống hàng giả (có thông tin, nguồn gốc sản phẩm và thông tin về cơ sở SX) cho các cơ sở SX đủ điều kiện ATTP để đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩm như đối với nhãn, cam, chuối, rau...
 

Sản phẩm an toàn ngày càng nhiều

Một trong những mô hình SX nông lâm thủy sản theo chuỗi an toàn nổi bật là Cty CP Rau, củ, quả Nhật - Việt đóng trên địa bàn TP Hưng Yên. Anh Nguyễn Đình Thiệp, GĐ công ty chia sẻ: “Vấn đề ATTP luôn được chúng tôi đặt lên hàng đầu. Ngay từ khi thành lập công ty, chúng tôi đã xác định muốn trồng rau sạch, phải có cái tâm. Công ty áp dụng cách trồng rau theo công nghệ Nhật Bản, đảm bảo 5 tiêu chí: Giống sạch, đất sạch, nước sạch, rau trồng sạch và thu hoạch, đóng gói sạch”.

Cụ thể, làm đất kỹ lưỡng, bón phân hữu cơ một lần, giống đạt tiêu chuẩn, ươm rau trên giá thể (khay nhựa). Rau trồng trên luống được phủ màng, nilon. Kiểm soát quy trình SX bằng máy tính, hoàn toàn tự động… Rau, củ, quả của công ty được cấp giấy chứng nhận VietGAP vào tháng 10/2016. Quá trình SX được theo dõi, ghi chép tỉ mỉ hằng ngày.

Đặc biệt chủ yếu bón phân hữu cơ, phân vi sinh. Công tác phòng trừ sâu bệnh sinh học, thuốc BVTV nằm trong danh mục cho phép sử dụng, phun đúng liều, đúng thời điểm, đảm bảo thời gian cách ly. Hệ thống tưới theo công nghệ Isarel (phun sương, phun văng).  Khi áp dụng công nghệ này, hiệu quả đem lại là vô cùng lớn: Cỏ gần như không phải làm; phòng chống được sâu bệnh; không phải tưới nhiều nước, từ đó rau không bị nhạt, ăn ngon, đậm hơn; khi gặp mưa rau rất sạch, không bị dính đất...

Sản phẩm được sơ chế, đóng gói, gắn nhãn mác, tem xuất xứ hàng hóa. Để giữ rau tươi, ngon đến lúc xuất bán, Cty Nhật – Việt đưa rau vào nhà lạnh. Hiện tại, Cty có diện tích canh tác 2ha, hơn 30 nghìn m2 nhà lưới trồng các loại rau truyền thống của Việt Nam. Bên cạnh đó công ty còn trồng luân canh nhiều loại rau có nguồn gốc từ Nhật Bản như xà lách cuộn, cải thảo, cà chua bi, dưa chuột, bắp cải,…

00-43-08_nh_3_10
Áp dụng trồng rau với công nghệ Nhật Bản, công ty cho rau thị trường những sản phẩm sạch

Hàng tháng, công ty xuất hàng chục tấn tấn rau, củ, quả, với giá cao cho Aeon Hà Nội, cửa hàng nông sản thực phẩm an toàn số 2, đường Phạm Ngũ Lão, TP Hưng Yên; GreeMark tại RA3, khu đô thị Ecopark...

HTX SX tiêu thụ cam xã Quảng Châu đã được chứng nhận VietGAP cũng là một điển hình SX an toàn của tỉnh Hưng Yên. Vụ cam này, HTX có 32 ha cam cho thu hoạch. Để đảm bảo trái cam an toàn, HTX luôn làm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn từ trồng đến thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ. Cam sau khi được thu hái sẽ được xử lý đúng quy trình. Các trái cam được dán tem chống hàng giả, khi quét mã khách hàng sẽ biết được thông tin sản phẩm.

“Khi chưa thành lập HTX các sản phẩm cam của địa phương ít người biết đến. Nhưng từ khi thành lập HTX và SX theo tiêu chuẩn VietGAP, sản phẩm Cam Hưng Yên được cả nước biết và tìm về xã Quảng Châu đặt mua”, ông Nguyễn Văn Biết, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX cho biết.

Ông Trần Nguyên Tháp, Chi cục trưởng Chi cục QLCLNLTS Hưng Yên:

"Tết là thời điểm SX rất nhiều loại rau, củ, quả, thịt, cá, trứng... cũng như thực phẩm chế biến. Lo ngại nhất vẫn là thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập từ nơi khác về. Vì vậy, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường thanh, kiểm tra liên ngành ATTP. Thực hiện lấy mẫu giám sát ATTP nông, lâm, thủy sản, đặc biệt là các sản phẩm lưu hành trên thị trường. Triển khai thanh kiểm tra đột xuất các cơ sở có dấu hiệu vi phạm ATTP". 

Kiểm tra gần 500 cơ sở về ATTP

Theo BCĐ liên ngành tỉnh Hưng Yên về ATTP, từ đầu năm đến nay, tất cả các đoàn kiểm tra của tỉnh đã kiểm tra gần 500 cơ sở, phát hiện trên 220 cơ sở vi phạm, xử lý 124 cơ sở với số tiền phạt trên 355 triệu đồng, yêu cầu đóng cửa 1 cơ sở, cảnh cáo 2 cơ sở, tiêu hủy sản phẩm của 45 cơ sở.

Trong đó, kiểm tra 115 cơ sở SX, kinh doanh thực phẩm. Qua kiểm tra đã phát hiện và xử lý 16 cơ sở. Phạt tiền 15 cơ sở với tổng số gần 70 triệu đồng. Cảnh cáo 1 cơ sở. Tiêu hủy 9 loại sản phẩm, gồm trên 5 nghìn lít rượu, trên 10 nghìn kg thực phẩm không rõ nguồn gốc, ôi thiu, không có hoặc quá hạn sử dụng…

VĂN LÂM - HƯNG LÂM

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm