| Hotline: 0983.970.780

Siết chặt rừng giáp ranh

Thứ Sáu 02/07/2010 , 09:56 (GMT+7)

Hôm qua (1/7), Ban Chỉ đạo TƯ về các vấn đề cấp bách bảo vệ rừng và PCCCR đã tổ chức hội nghị BVR giáp ranh 3 tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên.

Hôm qua, Ban Chỉ đạo TƯ về các vấn đề cấp bách bảo vệ rừng và PCCCR đã tổ chức hội nghị BVR giáp ranh 3 tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Phó BCĐTƯ kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì hội nghị.

 Báo cáo của BCĐ cho biết thời gian gần đây tại khu vực giáp ranh 3 tỉnh đã diễn ra tình trạng phá rừng trái pháp luật dưới hình thức khai thác gỗ nghiến. Hành vi chống người thi hành công vụ và buôn lậu gỗ qua các tuyến biên giới rất phức tạp. Cụ thể tại Bắc Kạn xảy ra phá rừng lấy gỗ nghiến ở Khu BTTN Kim Hỷ và VQG Ba Bể gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Qua kiểm tra hiện trường tại Khu BTTN Kim Hỷ, sơ bộ xác định có hàng trăm cây gỗ nghiến cổ thụ đường kính từ 80cm-3m bị chặt hạ với khối lượng hàng nghìn khối gỗ; gỗ nghiến được cắt ra lấy thớt để xuất lậu qua biên giới Lạng Sơn. Tại Thái Nguyên, lâm tặc khai thác gỗ trái phép chủ yếu ở Khu BTTN Thần Sa-Phượng Hoàng. Tỉnh Lạng Sơn có nhiều tuyến vận chuyển gỗ trái pháp luật như đường 3b qua Tràng Định, đường 279 qua Bình Gia, đường từ khu BTTN Hữu Lũng theo QL1A lên biên giới hoặc về xuôi…

Phó Cục trưởng phụ trách Cục Kiểm lâm Nguyễn Văn Cương cho rằng nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu gỗ nghiến ở phía bên kia biên giới và do đầu nậu lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước (không kiểm hàng hoá nông lâm sản XK) để đưa gỗ (chủ yếu là thớt nghiến) độn dưới hàng hoá khác vận chuyển qua biên giới sang Trung Quốc.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Hoàng Ngọc Đường cho biết, Bắc Kạn có hơn 40.000 ha rừng gỗ nghiến, trong đó 3.200 ha rừng nghiến thuần loại, là “điểm đến lý tưởng” của bọn phá rừng. Gần đây khi khởi công tuyến đường 279 thì lâm tặc rầm rộ phá rừng Kim Hỷ và một phần rừng ở VQG Ba Bể. Nguyên nhân do BQL khu BTTN Kim Hỷ thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác QLBVR. Mặt khác do chính sách giao khoán 100.000đ/ha rừng/năm là quá ít, dẫn đến việc dân tiếp tay, làm thuê xẻ gỗ cho lâm tặc từ 100- 200.000đ/ngày.

Thứ trưởng Hứa Đức Nhị: Vùng giáp ranh 3 tỉnh là nơi còn nhiều cây gỗ quý có giá trị đòi hỏi phải siết chặt việc QLBVR. Hiện nay nhu cầu gỗ nghiến thớt bên kia biên giới là rất lớn, khiến người dân vào rừng khai thác gỗ trái pháp luật. Trong khi đó việc quản lý Nhà nước về BVR của chính quyền cơ sở thì có hạn.

Để QLBVR có hiệu quả cần tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân không khai thác trái phép, không tiếp tay cho lâm tặc và tố giác đối tượng chặt phá rừng. Đồng thời nâng mức khoán rừng, giải quyết đất canh tác cho hộ nghèo, khó khăn. Đây là giải pháp “gốc” để nhân dân chấm dứt vào rừng khai thác gỗ.

Theo ông Đường, đến nay tình trạng phá rừng Bắc Kạn đã tạm lắng nhưng “đau đầu” nhất là việc 2.700m3 gỗ các loại bị khai thác trái phép đang nằm trong rừng, chưa biết xử lí cách nào? Cây liền khối kéo ra khỏi rừng không đơn giản, nếu chặt thành thớt đem bán cũng không hay. Lâm tặc thuê dân chặt thớt và vận chuyển đi rất dễ, còn kiểm lâm khó mà thuê dân làm việc này. “Về lâu dài phải lập phương án để đồng bào sống dựa vào rừng bằng nguồn kinh phí tận thu gỗ nghiến. Cụ thể mỗi năm Nhà nước cho khai thác bao nhiêu cây để trả cho dân có nguồn sống. Thế nhưng có ý kiến cho rằng Bắc Kạn “bảo vệ rừng bằng cách phá rừng” là không ổn (!)”-ông Đường nói.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Văn Bình nhìn nhận việc kí kết QLBVR đã triển khai được 10 năm song không có hiệu quả. “Người dân kí BVR cứ kí mà phá rừng thì cứ phá. Ngay ở tỉnh tôi việc kí kết BVR xuống từng thôn bản “rất chặt chẽ”. Vậy mà có lần tôi đến nhà một trưởng thôn thấy dưới nhà sàn của ông ta toàn gỗ quý còn mới. Ông này có 5 người con thì cả 5 đều dựng nhà sàn to đùng, nhà to đến mức cả bản không ai to bằng. Nhà trưởng thôn mà làm vậy thì làm sao giữ được rừng?”-ông Bình bức xúc. Phó Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn cũng đề xuất phải di dân ra khỏi khu BTTN Hữu Liên thì mới QLBVR, bảo tồn đa dạng sinh học có hiệu quả.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Hà Công Tuấn cho rằng, qua 2 tháng lực lượng kiểm lâm đã triển khai biện pháp BVR rất quyết liệt, cùng sự phối hợp của các lực lượng chức năng, khu vực rừng giáp ranh 3 tỉnh đã được kiểm soát cơ bản. Tuy nhiên do giá trị gỗ nghiến cao nên nguy cơ tái phá rừng có thể xảy ra và phức tạp hơn. Đề nghị các tỉnh tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn, tăng cường lực lượng chuyên ngành mở đợt truy quét trong rừng và kiểm soát tại cửa rừng. “Việc QLBVR núi đá ở một số địa phương thuộc Lạng Sơn, Thái Nguyên vừa qua đã rút ra bài học: Bên cạnh rừng SX đã giao khoán cho dân là khu rừng đặc dụng. Rừng SX thì lên xanh tốt song rừng đặc dụng bị phá tanh bành. Nói tóm lại phải nâng chính sách hỗ trợ người dân mới hạn chế phá rừng”-ông Tuấn khẳng định.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm