| Hotline: 0983.970.780

Siết quản lý giết mổ gia súc, gia cầm

Thứ Hai 12/01/2015 , 07:15 (GMT+7)

Tỉnh Bình Định có trên 600 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) hầu hết do tư nhân hình thành tự phát nằm rải rác trong khu dân cư rất khó quản lý. 

Để kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, năm 2015 ngành nông nghiệp Bình Định sẽ thực hiện dự án quy hoạch xây dựng các điểm giết mổ GSGC tập trung.

Thực ra trước đây Bình Định đã hình thành 2 cơ sở giết mổ GSGC tập trung (tại TP Quy Nhơn và huyện Tuy Phước). Nhưng do không được các chủ lò mổ GSGC nhỏ lẻ hưởng ứng vì đưa động vật vào đây mổ sẽ phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ về xuất xứ nguồn gốc, không thể mổ những động vật đã chết hoặc đang nhiễm bệnh nên 2 cơ sở nói trên nhanh chóng bị “chết yểu”.

Câu chuyện “chưa sống đã chết” của 2 cơ sở giết mổ GSGC tập trung tiên phong ở Bình Định đã khiến chủ trương phát triển các cơ sở giết mổ GSGC tập trung của Bình Định bị phá sản.

Đã đến lúc không thể buông lỏng, cuối năm 2014, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ GSGC tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020. Theo đó, trong 5 năm tới, Bình Định sẽ xây dựng 26 cơ sở giết mổ GSGC tập trung tại 11 huyện, thị xã, thành phố.

Nhà đầu tư xây dựng cơ sở và cá nhân đưa GCGC về cơ sở giết mổ tập trung đều nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước.

“Để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng nên sử dụng các sản phẩm gia súc, gia cầm ở các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại có sự kiểm soát, kiểm dịch của lực lượng thú y, có đóng dấu kiểm dịch rõ ràng.
Khi phát hiện sản phẩm động vật bày bán không an toàn hoặc nghi ngờ không an toàn, chưa qua kiểm dịch thú y, cần báo ngay cho ngành chức năng, lực lượng thú y để có biện pháp xử lý kịp thời”, ông Phan Trọng Hổ khuyến cáo.

Chủ cơ sở sẽ được miễn tiền thuê đất cho suốt thời hạn thuê đất để xây dựng cơ sở tại các huyện Vĩnh Thạnh, An Lão, Vân Canh, Tây Sơn, Phù Cát; miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản tại các địa phương khác trong thời hạn không quá 3 năm.

Những cơ sở xây dựng trong giai đoạn 2015-2017 sẽ được hỗ trợ kinh phí xây dựng tường rào, đường giao thông, điện lưới, nhà xưởng, mua sắm thiết bị... Người dân đưa GSGC đến điểm giết mổ tập trung trong giai đoạn này cũng được hỗ trợ 100% phí dịch vụ giết mổ, phí kiểm soát gia súc, gia cầm trong năm thứ nhất và 50% trong năm thứ 2 kể từ khi cơ sở hoạt động.

UBND tỉnh Bình Định cũng đã dành nhiều ưu đãi về nguồn vốn, cơ chế; trình tự làm hồ sơ, thủ tục thực hiện đầu tư dự án xây dựng cơ sở giết mổ tập trung.

Đối với dự án được đầu tư xây dựng tại An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí theo quy định; tại Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ, ngân sách tỉnh hỗ trợ 60%, ngân sách địa phương hỗ trợ 40%; tại Hoài Nhơn, Tuy Phước và TX An Nhơn, ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%, ngân sách địa phương 50%.

Riêng TP Quy Nhơn tự cân đối ngân sách để thực hiện hỗ trợ đầu tư. Đối với dịch vụ giết mổ và phí kiểm soát giết mổ do ngân sách tỉnh hỗ trợ.

Theo ông Phan Trọng Hổ, GĐ Sở NN-PTNT Bình Định, trong thời gian tới ngành nông nghiệp tỉnh này sẽ phối hợp với các địa phương tổ chức vận động các hộ giết mổ nhỏ lẻ đưa GSGC vào các cơ sở giết mổ tập trung. Đồng thời phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành và các địa phương tăng cường kiểm tra hoạt động giết mổ, mua bán động vật, sản phẩm động vật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là tại thời điểm trước Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất