| Hotline: 0983.970.780

Siết tải, chỉ nông dân và người tiêu dùng thiệt!

Thứ Tư 07/05/2014 , 07:15 (GMT+7)

Thực tế cho thấy, nếu đi đúng tải ít lãi, nhiều thương lái hiện đang chọn con đường đi quá tải, vì đi quá tải vẫn “lọt” an toàn mà cước phí lại rẻ. 

Hiện nay, chưa kể thị trường Trung Quốc vẫn còn nhập dưa hấu của Việt Nam, thị trường Hà Nội cũng tiêu thụ mạnh dưa hấu. Thế nhưng người trồng dưa ở các tỉnh miền Tây Nam bộ đang bán dưa với giá thấp xa với giá đến tay người tiêu dùng. Nguyên nhân do gánh nặng cước phí vận chuyển nên thương lái hạ giá mua, tăng giá bán.

09-46-03_du2
Chở đúng tải nhà xe chỉ có được thêm chứ không mất gì vì giá cước tăng gấp 3

Theo anh Phương, chủ một đại lý phân phối dưa hấu ở Hà Nội, hiện anh phải vào tận xã Phú Cường, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) để thu mua dưa. Khi dưa hấu về đến Hà Nội, anh Phương bán sỉ cho các siêu thị, nhà hàng với giá 13.000-14.000đ/kg. Sức tiêu thụ dưa hấu tại Hà Nội khá mạnh, chỉ tính riêng anh Phương mỗi ngày có thể bán hết 2 xe dưa (16 tấn).

Trong khi đó, các thương lái đang thu mua dưa tại các tỉnh Tây Nam bộ với giá thấp xa so với giá bán. Mua tại ruộng chỉ 7.000đ/kg, nông dân mang dưa đến bán tại xe 7.500đ/kg. So giá mua và giá bán tại Hà Nội, thương lái có chênh lệch lãi gần một nửa. Nhờ mua rẻ bán đắt, nên dù giá cước vận chuyển rất cao nhưng anh Phương vẫn làm ăn khấm khá.

Anh Phương bộc bạch: “Trước đây, nhà xe tính cước phí chở dưa hấu từ Tiền Giang đi Hà Nội chỉ có 2,5- 2,6 triệu đồng/tấn, giờ tăng lên đến 5 triệu đồng/tấn. Chúng tôi chỉ là thương lái, buôn bán phải có lãi, nên khi giá cước tăng như vậy buộc phải đè giá người trồng dưa để mua giá thấp, rồi khi phân phối ra thị trường phải bán giá cao để bù vào phí vận chuyển”. Rồi anh Phương bộc bạch: “Thực ra, khi thực hiện siết tải, nhà xe không “chết”, thương lái chúng tôi cũng không “chết”, chỉ có người nông dân và người tiêu dùng “chết” thôi!”.

Ông Lê Đình Chiến ở huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, một thương lái có cỡ, chuyên mua dưa hấu bán sang thị trường Trung Quốc, bày tỏ: “Tôi vốn con nhà nông, giờ đi mua ép nông dân lòng cũng áy náy, nhưng nếu không mua ép thì mình bị cước vận tải “ăn” hết vốn”.

Ông Phạm Đồng Thục Danh, người ở huyện Thủ Thừa (Long An), một thương lái chuyên mua dưa hấu đưa ra thị trường Hà Nội tiêu thụ, cho biết thêm: Thương lái mua bán dưa hấu đi Hà Nội có nhiều giá cước để chọn lựa: Từ 4,2 triệu đồng/tấn đến 4,5 triệu đồng/tấn (đi đúng tải); thậm chí có cả giá “cước quá tải”, chỉ 3,5 triệu đồng/tấn.

“Những nhà xe chịu chở cước quá tải họ bảo đảm đưa hàng của mình đi đến nơi về đến chốn. Thực tế cho thấy nhiều xe có trọng tải hơn 9 tấn mà chở đến 26 tấn vẫn chạy vô tư. Nhà tôi có vựa rơm, có bãi cho xe tải đậu, mua giá dưa chỉ 7.000đ/kg nên dù với giá cước trên trời tôi vẫn chạy dưa ra Hà Nội đều đều, buôn bán vẫn có lãi như thường”.

Thực tế cho thấy, nếu đi đúng tải ít lãi, nhiều thương lái hiện đang chọn con đường đi quá tải, vì đi quá tải vẫn “lọt” an toàn mà cước phí lại rẻ. Khi ra đến Hà Nội thì cứ mặc sức rao bán giá tính theo cước đúng tải, lãi càng to.

Một thương lái dưa hấu ở một tỉnh miền Trung cho biết: “Nhà xe nào đồng ý chở quá tải cho mình tất nhiên họ đã cầm chắc sẽ đưa hàng mình đi trót lọt mới dám nhận. Ban đầu, tụi tui sợ đi quá tải nếu bị ngành chức năng hạ tải dọc đường, khi ấy không biết kêu xe đâu ra để đến cứu hàng mình, lúc đó thì cầm chắc mất hết vốn. Bởi dưa hấu mà nằm đường vài hôm là chín rục hết, biết bán cho ai. Bây giờ thì đâu vào đó cả rồi, nhiều nhà xe đã kiếm được “con đường chở quá tải” nhưng an toàn”.

Với cánh nhà xe, chuyện siết tải chỉ làm cho họ được thêm chứ không mất gì. Chở đúng tải, xe nhẹ hơn gấp 3 lần ắt sẽ ít tốn nhiên liệu hơn; máy móc, vỏ xe ít hao mòn hơn. Trong khi đó tiền cước chở đúng tải vẫn ngang bằng như trước đây thì chẳng ai dại gì chạy quá tải để phải nơm lớp lo, quỵ lụy dọc đường.

Đối với thương lái, giá cước tăng gấp 3 thì buộc phải ép nông dân mua rẻ sản phẩm, hàng bán ra cũng tăng giá cao hơn để bù vào cước phí vận chuyển. Cuối cùng cũng chỉ có nông dân và người tiêu dùng gánh cái gánh nặng siết tải!

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm