| Hotline: 0983.970.780

Siêu thị chưa có nguồn cung rau ổn định

Thứ Ba 19/04/2011 , 10:19 (GMT+7)

Đó là nhận định của ông Trần Lâm Sinh, Phó Chi cục trưởng, Chi cục BVTV Đồng Nai ngay sau khi NNVN đăng bài “Rau quả ở Metro, Co-op Mart cũng thiếu an toàn”.

Đó là nhận định của ông Trần Lâm Sinh, Phó Chi cục trưởng, Chi cục BVTV Đồng Nai ngay sau khi NNVN đăng bài “Rau quả ở Metro, Co-op Mart cũng thiếu an toàn”.

>> Rau quả ở Metro và Co-op Mart cũng… thiếu an toàn!

Quản lý chất lượng rau siêu thị còn khó

Theo ông Trần Lâm Sinh: “Hiện nay siêu thị Metro và Co-op Mart đang ký hợp đồng trực tiếp với các cá nhân, HTX trong việc cung ứng rau. Được biết, trên địa bàn Đồng Nai, các siêu thị ký hợp đồng lấy khoảng 10-20% sản lượng rau sản xuất tại các địa phương được xem là có uy tín đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, có một thực tế nhiều chủ thể ký hợp đồng với siêu thị không đủ cung cấp rau nên lấy ở một số “mối” quen khác bên ngoài để cung ứng cho đủ số lượng đã đăng ký dẫn đến chất lượng khó đảm bảo”.

Ông Sinh cho biết: “Về mặt hàng rau quả cung cấp cho Metro, Chi cục không nắm rõ, nhưng ở Siêu thị Co-op Mart thì có kho lạnh trung chuyển ở KCN Sóng Thần và có bộ phận kiểm tra để truy xuất được nguồn gốc và có lưu mẫu. Tuy nhiên, siêu thị chỉ có thể kiểm tra nhanh rau quả qua việc test dư lượng thuốc BVTV nhưng về tỷ lệ vi sinh vật và nhóm lân hữu cơ nitrat, carbamate thì chưa làm được”.

 Lý giải về việc rau siêu thị Metro và Co-op Mart bị nhiễm vi sinh vượt ngưỡng cho phép cả ngàn lần, ông Sinh nhận định: “Về ô nhiễm nitrat hoàn toàn có thể người sản xuất gây ra; còn việc nhiễm vi sinh có thể do vùng sản xuất bị ô nhiễm, hoặc công tác sơ chế không đảm bảo, cũng như quá trình vận chuyển tiếp xúc, đóng gói tại kho trung chuyển không đảm bảo. Metro thì tôi không rõ lắm, nhưng siêu thị Co-op Mart thì nguồn cung cấp rau an toàn còn chưa ổn định".

Sau khi NNVN đăng tải vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hồng Khanh, Giám đốc Co-op Mart Biên Hoà đã có công văn gửi Sở Công thương, Sở NN-PTNT Đồng Nai đề nghị hỗ trợ việc cung cấp danh sách những cơ sở sản xuất rau an toàn, sạch để ký hợp đồng.

Tỷ lệ sản xuất rau an toàn thấp!

Theo thống kê, Đồng Nai có 4.500 ha đất trồng rau ăn lá và ăn trái, tuy nhiên nhận định về tình hình sản xuất rau an toàn hiện nay trên địa bàn, ông Sinh cho biết: “Tỷ lệ rau an toàn còn chưa cao, hàng năm trên cơ sở kiểm tra khoảng 300 mẫu cho thấy có từ 6-12% mẫu vượt ngưỡng cho phép carbamate và lân hữu cơ. Năm 2010, lấy 479 mẫu thì tỷ lệ mẫu vượt quá quy định cho phép là 7,25% (36 mẫu vượt mức cho phép). Điều đáng lưu ý, hầu hết diện tích canh tác trồng rau của Đồng Nai còn nhỏ lẻ, manh mún chủ yếu với diện tích từ 0,1-0,5 ha nên việc kiểm soát trong lĩnh vực thực hiện rau sạch là rất khó khăn. Một số địa phương như TP. Biên Hoà, huyện Thống Nhất, Xuân Lộc đã có khả năng tập trung vùng chuyên canh với diện tích 5-15 ha nhưng chưa được nhiều và chủ yếu trồng rau ăn lá”.

Ông Trần Lâm Sinh: Việc đánh giá chất lượng rau hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do chi phí tốn kém. Nếu dùng phương pháp TestKit chi phí cũng 100ngàn/mẫu nhưng lại không thể đánh giá được nhiều chỉ số khác như vi sinh nhóm lân hữu cơ nitrat, carbamate... Còn nếu dùng phương pháp gửi mẫu đi phân tích tại Quatest 3 thì tốn tới 600 ngàn/mẫu nên điều này khó mà siêu thị thực hiện (vì tốn kém), do đó việc quản lý sát sao chất lượng rau quả siêu thị đang rất khó khăn.

Được biết, để người dân tập trung sản xuất rau sạch, an toàn, từ năm 1998 Chi cục BVTV Đồng Nai đã phối hợp với đơn vị có trách nhiệm thực hiện phổ biến chương trình IPM đối với các hộ dân, HTX… trồng rau về quy trình sản xuất rau sạch. Từ năm 2008 đến nay Chi cục đã ký liên kết với các tỉnh xung quanh địa bàn TP.HCM nhằm phổ biến quy trình sản xuất rau sạch và thực hiện mô hình VietGAP và đến nay đã cấp chứng nhận cho một HTX ở phường Trảng Dài (Biên Hoà) đồng thời triển khai nhiều mô hình VietGAP cho các địa phương, đặc biệt tập trung ở các vùng chuyên canh rau. Điều này giúp người dân nhận thức việc cần thiết sản xuất rau sạch.

Hiện tại, chi cục cũng đã thực hiện dự án “Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm” do Chính phủ Canada phối hợp với Bộ NN-PTNT thực hiện chủ yếu trên rau ăn trái, thịt gà, heo. Riêng tại Đồng Nai, tỉnh cũng đang chỉ đạo thực hiện đề án sản xuất rau quả an toàn giai đoạn 2011-2015 và đang tiến hành triển khai ở 10 vùng trọng điểm… Theo đó, đề án sẽ hỗ trợ cho các HTX, các loại hình kinh tế tập thể về kỹ thuật, vốn, kinh phí để làm rau VietGAP và cấp chứng nhận. Từ đó, sẽ giới thiệu các sản phẩm có chất lượng cao cho siêu thị và các “chợ đầu mối” rau quả lớn trong toàn tỉnh.

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm