| Hotline: 0983.970.780

Siêu tỷ phú Tống Khánh Hậu đi lên từ gánh hàng nước giải khát bán cho học sinh

Thứ Hai 13/03/2017 , 08:15 (GMT+7)

Trung Quốc hiện có khoảng 100 tỷ phú đô la với tổng trị giá tài sản là 700 tỷ USD, bằng GDP một năm của vương quốc Bỉ, theo thống kê công bố hồi tháng 2 của Tạp chí Hurun, có trụ sở tại Thượng Hải. Số liệu mới nhất của Hurun cho thấy, 100 người giàu nhất Trung Quốc không có bằng cử nhân.

Báo NNVN xin giới thiệu loạt bài về con đường lập nghiệp của các tỷ phú đó.

Tống Khánh Hậu, sinh năm 1945, người từng đứng đầu các tỷ phú Trung Quốc về sự giàu có đi lên đỉnh cao từ gánh hàng nước giải khát bán cho học sinh.

Tạp chí Bloomberg đánh giá trong số các tỷ phú châu Á, chỉ có nhà phát triển bất động sản ở Hong Kong Lý Khả Sinh, Lý Triệu Cơ và tỷ phú số một Ấn Độ Mukesh Ambani là giàu có hơn Tống.
 

Từ gánh hàng nước giải khát

Năm nay Tống 72 tuổi, ông vẫn bán nước ngọt, và nhiều hàng hóa khác, với tư cách là một trong những người giàu nhất Trung Quốc.

14-05-02_tong-khnh-hu
Tỷ phú Tống Khánh Hậu đi lên từ gánh hàng rong
 

Tài sản ròng của Tống năm 2012, theo tạp chí uy tín Bloomberg là 20,1 tỷ USD.

Nước ép trái cây, soda, nước đóng chai đều là sản phẩm của Tập đoàn Wahaha Hàng Châu do Tống sở hữu. Các gia đình ở Trung Quốc cũng mê mẩn sữa bột, quần áo cho trẻ em do tập đoàn của Tống sản xuất.

“Ngay cả ở một đất nước bùng nổ kinh tế và tạo ra một tầng lớp kinh tế thống trị như Trung Quốc, câu chuyện của Tống vẫn rất đặc sắc. Con đường đi giàu có từ bần hàn của ông Tống là rất đáng chú ý không chỉ ở quỹ đạo phát triển mà còn ở cách ông phát triển nó trong bối cảnh kinh tế xã hội Trung Quốc”, Bloomberg bình luận.

Tống chưa từng đi học phổ thông trung học. Ông từng sống trong một xã nông nghiệp từ năm 1964-1978, trong thời kỳ Cách mạng văn hóa. Tống cho biết ông đọc các quyển sách về cách mạng Cộng sản và học được rằng muốn thành công phải kiên trì.

Sau khi Đặng Tiểu Bình, kiến trúc sư nền kinh tế Trung Quốc lên nắm quyền, Tống cùng hai giáo viên về hưu mở một cửa hàng tạp hóa năm 1987 với 22.000 USD vay từ người thân.
 

Đến tỷ phú đô la

Tống Khánh Hậu giờ đây là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn Wahaha. Tên tập đoàn này nghĩa là “tiếng cười trẻ em”. Dù là lãnh đạo cao nhất của tập đoàn, ông Tống vẫn giữ thói quen tiết kiệm và thậm chí hơi độc đoán, những điều mà ông đã rèn giũa từ khi mở cửa hàng tạp hóa đầu tiên. Khi đó, ông Tống phải quản lý mọi chi phí, tìm cách tiết kiệm tới từng cây chổi.

Chủ tịch Tống của Wahaha thường ngủ ở tầng 6 trụ sở tập đoàn tại Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Một ngày làm việc của ông bắt đầu từ 7 giờ sáng. Ông Tống ăn sáng ở công ty. Đến bữa trưa, ông Tống xuống căng tin như các nhân viên khác, ăn thức ăn giống mọi người. 23h là lúc ông Tống kết thúc công việc thường ngày.

“Khi bạn nghèo, bạn phải nghĩ mọi cách để cuộc sống tốt đẹp hơn. Trải nghiệm đó giúp tôi chịu đựng mọi thứ”, ông Tống nói, nhắc lại thời ông đứng bán thuốc lá bên ngoài trung tâm mua sắm ở Bắc Kinh.

“Tôi không có sở thích nào đặc biệt ngoài hút thuốc lá và uống trà”, ông Tống nói trong một lần trả lời phỏng vấn BBC.

Tính đến năm 2011, Tập đoàn Wahaha kiếm được 11 tỷ USD, chiếm 7,2% thị phần nước giải khát Trung Quốc. Ngoài nước giải khát, sữa bột cho trẻ em, ông Tống cũng kinh doanh nước khoáng và trà xanh, nhằm vào thị trường cho người trưởng thành.

Ở Trung Quốc, theo thống kê của Bloomberg, nước giải khát của Wahaha đứng thứ ba, sau Coca-Cola và Tingyi của Hong Kong.

Ông Tống và vợ là Thi Yếu Trân cùng con gái Kelly Tống (Tống Phục Lê) giữ khoảng 80% cố phiếu của tập đoàn. Giới phân tích kinh doanh Trung Quốc cho biết ông Tống dường như muốn theo đuổi việc phát triển thương hiệu ra nước ngoài.

“Tôi leo lên từ đáy xã hội”, ông Tống nói về con đường làm giàu của mình. Sau năm 1976, khi ông Đặng Tiểu Bình bắt đầu cải cách kinh tế Trung Quốc, ông Tống bắt đầu đi bán hàng cho các công ty cung cấp những mặt hàng thiếu hụt thời đó như thịt, xe đạp và ti vi.

Một trong những việc ông Tống từng làm là bán hàng cho một công ty nước giải khát. Ông bán cho các học sinh cấp 2 tại một trường ở Hàng Châu. Năm 1987, ông bắt đầu con đường kinh doanh riêng khi mở một cửa hàng cung cấp nước giải khát. Ông Tống mất hai thập kỷ khẳng định vị trí của mình tại các vùng nông thôn, nơi thu nhập người dân tăng dần lên và sự cạnh tranh bớt khốc liệt hơn ở thành phố.

Tống cho biết thời điểm ông gặp khó khăn nhiều nhất là năm 1989, khi ông thuyết phục 2.000 công nhân trong một công ty nước giải khát do nhà nước sở hữu ra làm riêng. “Mọi người phản đối tôi, dù trước đó tôi được nhà nước chỉ định làm người đứng đầu công ty đang làm ăn thất bại. Họ nói tôi là người theo chủ nghĩa tư bản, một định nghĩa rất xấu thời bấy giờ”.

Sau khi thuyết phục được mọi người cùng mình mở công ty riêng, công việc làm ăn phát đạt hơn. “Các tranh cãi biến mất bởi kết quả kinh doanh tốt, đó là điều khiến các lời phàn nàn im bặt”, ông Tống kể.

Được hỏi về định hướng tương lai, Tống nói ông sẽ để con gái Kelly kế thừa tập đoàn khi ông nghỉ hưu. Câu nói mà ông Tống thấy tâm đắc nhất là của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình: “Những người đã giàu nên giúp những người khác trở nên giàu có”. Tống nói ông mong muốn thực hiện điều này với những người dân của mình.

Khoảng 1.000 trong số 2.000 tỷ phú Trung Quốc không có bằng cử nhân, bình quân mỗi người trong số họ sở hữu ít nhất 410 triệu USD (hơn 9.300 tỷ đồng), theo thống kê của tạp chí Hurun.

Số liệu mới nhất của Hurun cho thấy 100 người giàu nhất Trung Quốc không có bằng cử nhân. Bình quân tài sản của họ là 24,9 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 8.200 tỷ đồng). Độ tuổi bình quân của các 100 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc là 58 tuổi.

 

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm