| Hotline: 0983.970.780

Silica - phòng thủ từ xa

Thứ Sáu 02/12/2011 , 11:10 (GMT+7)

Một loại phân bón mới giúp cây trồng có thể phòng thủ từ xa một số tác hại khắc nghiệt của thời tiết, môi trường đồng thời tăng thêm độ ngon cho nông sản…

Ruộng rau bón phân Silica
Một loại phân bón mới giúp cây trồng có thể phòng thủ từ xa một số tác hại khắc nghiệt của thời tiết, môi trường đồng thời tăng thêm độ ngon cho nông sản…

Silíc là nguyên tố rất sẵn trong lớp vỏ trái đất, ít ai nghĩ rằng đất trồng thiếu silíc vì theo nghiên cứu của các nhà khoa học silíc trong đất hầu hết nằm ở dạng không hòa tan gồm cát, khoáng thạch anh và điôxýt silíc. Hầu hết các hợp chất chứa silíc nằm ở dạng trơ nên silíc hữu hiệu trong đất rất thấp. Do vậy cần tăng cường hàm lượng silíc dễ hấp thu cho đất. Silica là một loại phân trung lượng như vậy.

Những công dụng chính của nó như giúp cây tăng khả năng quang hợp, điều hòa dinh dưỡng khoáng; cứng cây chống đổ ngã; tăng sức chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường; tăng sức đề kháng, ngăn ngừa sâu bệnh; tăng năng suất và phẩm chất nông sản… Silica có tác dụng giúp cho lúa cứng cây, chống đổ ngã, ra rễ, đẻ nhánh mạnh, phòng trị ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ. Khi bón Silica có tác dụng rất rõ trong việc giảm sâu bệnh, làm cho hạt chắc, mẩy, vàng sáng.

Có thể sử dụng Silica bón vào 2 thời kỳ chính: thời kỳ cây con 50 kg/ha và thời kỳ làm đòng 50 kg/ha. Riêng trên đất phèn, nên bón bổ sung thêm 25-50 kg/ha vào thời kỳ đẻ nhánh. Phân Silica có thể bón riêng hoặc trộn chung với các loại phân NPK khác để bón cùng một lúc. Do bón Silica phòng trị được phèn, ngộ độc hữu cơ và giúp bộ rễ phát triển mạnh nên nâng cao được hiệu quả sử dụng phân bón. Chính vì vậy khi bón Silica, có thể giảm từ 10-15% lượng phân NPK bón cho lúa. Với các cây trồng khác, việc bón phân Silica nhất là giai đoạn bón thúc cũng có cũng tác dụng khá rõ.

Anh Hoàng Văn Khoảng, xã Minh Đức (Tứ Kỳ, Hải Dương) - một nông dân có 6 sào ruộng kiêm đại lý vật tư nông nghiệp nói: Nông dân ưa nhìn hơn là nghe, chỉ khi thấy hiệu quả thực sự họ mới tin nên lúc đầu trình diễn loại phân này, tôi chọn ngay những nông dân điển hình mê cái mới để khuyến khích dùng. Lúc đưa vào sử dụng trên cây dưa hấu đúng vào năm thời tiết khó khăn, mưa gió nhiều nên rất dễ thấy sự khác biệt với những ruộng dưa không sử dụng Silica. Lá bị nát ít, hiện tượng nứt quả, thối quả giảm.

Đến vụ lúa mùa năm nay cũng rất đặc thù, vụ xuân gần như gặt xong là cày rồi cấy luôn. Sợ gốc rạ không phân hủy được, có nông dân còn nghĩ ra cách dùng thuốc trừ cỏ phun vào gốc rạ để cho rạ nỏ tuy nhiên đây là một “tối kiến” bởi làm cho nó càng dai, càng chậm hoai mục. Các ruộng bón phân Silica gốc rạ hoai mục nhanh hơn, chống ngộ độc hữu cơ. Ở những ruộng chua bón Silica có thể thấy rõ cây cứng, ít nghẹt rễ, ít đổ ngã.

Bình thường 1 sào ruộng chua nông dân phải bón 50 kg vôi sống cộng với 2 tạ phân hữu cơ mất tổng cộng khoảng 270.000 đồng nay thay bằng 4-6 kg phân Silica mất 60.000-80.000 đồng, rẻ hơn đã đành lại đỡ bị hiện tượng chai đất khi bón quá nhiều vôi. Tất nhiên có phân chuồng thì vẫn tốt hơn nhiều. Ruộng bình thường không chua phèn nếu bớt 20-30% lượng NPK thay bằng phân Silica chi phí không đổi nhưng cây cứng, chống đổ khá, giảm một phần bệnh khô vằn, đạo ôn, rất tốt khi bón lót.

Silica là loại phân trung lượng do Công ty POS Ceramics Co, Ltd (Hàn Quốc) sản xuất và Công ty CP Mosan nhập khẩu và độc quyền phân phối tại Việt Nam. Thành phần dinh dưỡng chính của phân Silica là silíc (25% SiO2), canxi (40% CaO) và magiê (2% MgO).

"Tập quán canh tác ăn sâu vào trong đầu óc nông dân là muốn bón phân hôm nay, mai thấy sự thay đổi ngay thì Silica không phải là dạng đó. Theo tôi, phải phòng bằng bón lót cân đối cả đa, trung và vi lượng phối hợp chứ để bệnh đã lộ ra ngoài thì khác gì ung thư đã di căn, khó mà xoay chuyển nổi", anh Hoàng Văn Khoảng nói thêm.

Anh Nguyễn Văn Tấn - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Tứ Kỳ cho biết, qua thử dùng Silica ở huyện nhà kết quả tương đối rõ nét: “Vụ xuân 2011, rét đậm, thiếu mạ, dân phải cấy dè. Gặp lạnh lúa sinh trưởng chậm, bón Silica vào bộ rễ phát triển ưu việt hơn, dày lá, tăng khả năng chống rét, kích thích đẻ nhánh. Đất chua, nghèo dinh dưỡng bón Silica tôi thấy làm tăng cả hiệu quả của phân đa lượng bón kèm. Có nông dân còn bảo khi gặt xong cuốc ruộng thấy tức ngực vì bộ rễ của lúa rất phát triển. Đối với rau màu bón Silica không chỉ giúp phòng một số bệnh còn giúp tăng độ ngon của nông sản. Từ thực tế nông dân của 27 xã thị trấn trong huyện Tứ Kỳ đã dùng loại phân này, cách tốt nhất là bón lót và bón bằng 20% so với lượng NPK”.

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Dồn lực tiêm vacxin phòng bệnh dại trên chó, mèo

Trước diễn biến bệnh dại trên người có chiều hướng gia tăng, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra văn bản chỉ đạo đảm bảo tỷ lệ tiêm vacxin đạt trên 80% tổng đàn chó, mèo.

'Cải lão hoàn đồng' cho cây bưởi ra quả ngon, sai lúc lỉu

HƯNG YÊN Bằng kỹ thuật cắt tỉa và ghép đoạn cành, ông Tuấn đã 'cải lão hoàn đồng' thành công hàng trăm cây bưởi già cỗi thành những cây quả sai lúc lỉu, chất lượng thơm ngon.

Bình luận mới nhất